Mới đây, các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA tuyên bố kế hoạch biến Mặt Trời thành chiếc kính viễn vọng khổng lồ có độ phân giải cực cao để tìm kiếm dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh.
Trong cuộc Hội thảo khoa học Hành tinh tầm nhìn 2050, NASA cho biết, kế hoạch biến Mặt Trời thành "mật thám" truy tìm sự sống ngoài Trái Đất tốn không ít chi phí đầu tư.
Tuy nhiên, đây chính là bước tiến mới nhất trong hành trình kiếm tìm những đặc điểm chưa từng thấy ở các ngoại hành tinh xa xôi (hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời) như dấu hiệu của sự sống cũng như các sinh vật tồn tại trên bề mặt ngoại hành tinh.
NASA sắp biến Mặt Trời thành chiếc kính viễn vọng khổng lồ có độ phân giải cực cao 1000x1000 pixel. Ảnh: Getty Images.
Với độ phân giải hình ảnh cực lớn là 1000x1000 pixel, NASA sẽ biến Mặt Trời thành chiếc kính lúp khổng lồ, có thể "soi" nhiều hành tinh ở khoảnh cách cực lớn ngoài vũ trụ mà không cần phải phóng nhiều kính viễn vọng chu du hàng chục năm trong không gian.
Vệc phát hiện Hệ Mặt Trời 2.0 với 7 ngoại hành tinh quay xung quanh, cách Trái Đất chúng ta 39 năm ánh sáng thì kế hoạch "mật thám" này sẽ giúp ích cho NASA trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học NASA cho biết, kế hoạch này sẽ hoàn thành trước năm 2050.
Các hệ thống kính không gian hiện tại bị hạn chế về kích thước và chất lượng hình ảnh. Ảnh: Dailymail.
Mặc dù các hệ thống kính không gian hiện tại bị hạn chế về kích thước và chất lượng hình ảnh, thì trong khoảng thời gian chờ dự án này hoàn thành, các nhà khoa học thuộc NASA vẫn tiếp tục phóng các kính thiên văn khác để quá trình tìm kiếm dấu hiệu sự sống tại các ngoại hành tinh.
Bao gồm việc phóng vệ tinh TESS vào tháng 3/2017 và kính thiên văn James Webb trong tháng 10 năm 2018.
Dịch từ: Dailymail