Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự?

Minh Khôi |

Từ một quốc gia nhỏ bé, không có tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước, trải qua khủng hoảng kinh tế, Israel đã trở thành một quốc gia phát triển chính nhờ khả năng đổi mới sáng tạo.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 1.

Cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đổi mới sáng tạo chính là “tài nguyên quý giá” của Israel

Sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên lại là động lực khiến các nhà khoa học không ngừng phát minh và phát triển các giải pháp xử lý những vấn đề đặc thù của Israel nhờ tạo ra các công nghệ có sức hấp dẫn toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc chính phủ ưu tiên tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo đã giúp đất nước này từ lâu ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ.

Ngay từ ban đầu, Israel chưa phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Israel từng có điểm xuất phát thấp khi trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1950. Nhưng đến ngày nay, Israel là một nền kinh tế hỗn hợp tiên tiến cao, với thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 40.000 USD.

Năm 2009, các chuyên gia về chính sách đối ngoại Dan Senor và Saul Singer đã có bài viết phân tích về nền kinh tế đổi mới đang bùng nổ của Israel.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 2.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đạt được nhiều thành công nhờ ứng dụng công nghệ của Israel

Cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về phép màu kinh tế của Israel” đi sâu vào những lý do đằng sau nền kinh tế thịnh vượng của Israel.

Để đạt được thành tích này, yếu tố quan trọng chính là đổi mới công nghệ. Đây được xem là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của Israel, đóng vai trò là tài sản quốc gia quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế.

Nền tảng của phép màu kinh tế này đến từ dòng vốn lớn, tiến bộ công nghệ và quá trình chuyển đổi từ sản xuất cơ bản (cơ sở hạ tầng địa phương, các ngành công nghiệp cơ bản như cam quýt và kim cương), sang công nghệ tiên tiến hiện tại.

Sự dịch chuyển từ quân sự sang nghiên cứu và phát triển

Israel không phải lúc nào cũng là một cường quốc đổi mới. Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1948, Israel chủ yếu tập trung vào khả năng quân sự. Để làm điều này, chính phủ đã bắt buộc chi một phần ngân sách quá lớn cho quốc phòng.

Đất nước này đã trải qua hai cuộc chiến tranh lớn - vào năm 1967 và 1973 - và đến năm 1975, chi tiêu quân sự chiếm 30,5% GDP của Israel. Nhưng khi lạm phát tăng nhanh trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Israel bắt đầu cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Và phần cắt giảm này được chuyển sang cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Theo cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 1995, chỉ 7,9% GDP của Israel được phân bổ cho chi tiêu quân sự; năm 2020 là 5,6%. Sự phát triển này, kết hợp với các cải cách định hướng thị trường khác được khởi xướng vào những năm 1980, cuối cùng đã cho phép lạm phát ổn định và giúp Israel chuyển đổi thành công.

Cụ thể, chi tiêu cho R&D tăng từ 2,5% GDP năm 1996 lên 5% vào năm 2022 - tỷ lệ cao nhất trên thế giới - giúp Israel trở thành một “quốc gia khởi nghiệp”.

Hỗ trợ của chính phủ cho đổi mới

Theo Tiến sĩ Gil Avnimelech, chuyên gia trong lĩnh vực hệ sinh thái khởi nghiệp của trường Ono Academic College, chính sách công nghiệp của Israel có thể được chia thành ba giai đoạn.

Giai đoạn một chứng kiến nỗ lực ban đầu trong những năm 1970 và 1980 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu mà sau này sẽ tạo ra một nhà nước công nghệ cao.

Cách tiếp cận đối với doanh nghiệp trong chính phủ phản ánh tinh thần kinh doanh của đất nước và chính thức hóa nó bằng các chương trình chính sách và hỗ trợ.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 3.

Israel có tới hơn 40 chương trình của của Cơ quan Đổi mới Israel (IIA) , còn được gọi là Văn phòng Nhà khoa học trưởng (OCS) , với ngân sách hàng năm khoảng 400 triệu USD, dành cho các công ty khởi nghiệp.

Đặc biệt, từ giữa năm 1980 đến năm 1992, OCS đã tăng đáng kể các khoản trợ cấp R&D cho ngành công nghiệp Israel nhằm kích thích thành lập và mở rộng doanh nghiệp.

Luật Khuyến khích Nghiên cứu và Phát triển trong Công nghiệp năm 1984 đã làm rõ hơn vai trò của OCS và tăng cường sự hỗ trợ của khu vực doanh nghiệp đối với R&D ở Israel, theo Tiến sĩ Gil Avnimelech, chuyên gia trong lĩnh vực hệ sinh thái khởi nghiệp của trường Ono Academic College.

Từ năm 1993 trở đi, Israel chuyển hướng tập trung đầu tư vào các công ty có mục tiêu chiến lược thông qua việc hình thành các khu vực tập trung các công ty khởi nghiệp công nghệ cao và đầu tư vốn mạo hiểm. Vào thời điểm đó, cách tiếp cận này nổi bật trong hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn thế giới.

Sáng kiến đầu tư vốn năm 1993 của chính phủ, được gọi là Chương trình Yozma, đã chứng tỏ là một thành công nổi bật, giúp tài trợ cho 10 quỹ đầu tư mạo hiểm mới với giá trị tăng hơn gấp đôi vào năm 1996. Đến cuối thập kỷ này, Israel chỉ xếp sau Mỹ về mặt tư nhân tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên GDP. Ngày nay, lĩnh vực công nghệ cao trong và xung quanh Tel Aviv - còn được gọi là 'Silicon Wadi' - là một trong những cụm công nghệ hiệu quả nhất trên thế giới.

Kết quả là đến nay, Israel hiện có mức độ tập trung cao nhất các công ty khởi nghiệp công nghệ ở bất kỳ đâu bên ngoài Thung lũng Silicon ở Mỹ. Ngành công nghiệp công nghệ cao hiện chiếm hơn 54% xuất khẩu công nghiệp của Israel và hơn 26% xuất khẩu của cả nước.

Ở Israel, 135 trong số đó cứ 10.000 công nhân là các nhà khoa học và kỹ sư so với Mỹ. Israel đã đạt được sự công nhận trên toàn thế giới về các lĩnh vực tiên phong như y học tái tạo và nghiên cứu tế bào gốc, kỹ thuật mô, hàng không vũ trụ, vi điện tử, truyền thông, khoa học máy tính, siêu dẫn, sợi quang, quang điện tử, kỹ thuật lượng tử, phát triển và quản lý tài nguyên nước, xúc tác, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học đời sống, v.v.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và bước đi mạnh mẽ của Việt Nam

Thành công của Israel là minh chứng rõ rệt nhất về “phép màu” mà những nỗ lực đổi mới sáng tạo đúng hướng có thể mang lại cho một nền kinh tế.

Nắm bắt được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế-xã hội, năm 2019, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Gần như ngay lập tức sau đó, quyết tâm này đã được hiện thực hóa thành hành động cụ thể. Cùng năm 2019, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thành lập - trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 4.

Cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Và kết quả này đã được minh chứng bằng những con số cụ thể. Bắt đầu từ năm 2019, NIC đã tổ chức Diễn đàn Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (Vietnam Venture Summit) thường niên kết nối startup với quỹ đầu tư; đối thoại trực tiếp giữa Chính phủ với các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế.

Sau 3 năm tổ chức, diễn đàn đã thu hút được ngày càng nhiều số quỹ cam kết đầu tư cho các startup. Cụ thể, năm 2019, có 18 quỹ cam kết đầu tư 425 triệu USD cho giai đoạn 2019 đến 2021. Năm 2022, số quỹ cam kết đầu tư tăng lên 39 với số tiền 1,5 tỷ USD cho giai đoạn 2023 - 2025.

Đặc biệt, một dấu mốc mới được ghi nhận khi ngày 9/1/2021, lễ khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã được tổ chức tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội, cũng là lần đầu tiên Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) được diễn ra.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 5.

Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2021. Ảnh: NIC

Ngay trong lần đầu tiên tổ chức, VIIE 2021 đã thu hút 14.000 lượt người tham gia, hứa hẹn tiếp tục sẽ trở thành nơi nơi quy tụ các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước.

Đây được xem như một dấu ấn cho thấy bước đi mạnh mẽ của Chính phủ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đến nay, vượt qua 2 năm Covid-19, cơ sở hoạt động mới của NIC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ khánh thành vào 28/10 tới. Các hoạt động triển lãm, trưng bày sản phẩm công nghệ, hội thảo kết nối và sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10/2023.

Với vai trò và chức năng có phần tương đồng với OCS của Israel, NIC Hòa Lạc được kỳ vọng sẽ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo nhằm hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Tiếp nối thành công của triển lãm lần đầu tiên năm 2021, Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 28/10 đến 1/11, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế, cùng sự tham gia của nhiều chủ thể hệ sinh thái.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 6.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại cuộc họp báo ngày 15/8. Ảnh: Việt Hùng

Các “ông lớn” công nghệ của th như Meta, Google, Samsung... sẽ có các hoạt động trong chuỗi sự kiện Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 và khánh thành cơ sở hoạt động mới của NIC tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Dự kiến, VIIE 2023 sẽ thu hút hơn 40.000 lượt người tham gia trực tiếp với các hoạt động khác nhau như trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới trong 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC, bao gồm: Nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, Công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, Hydrogen và y tế.

Tại cuộc họp báo ngày 15/8 về công bố Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) và Lễ Khánh thành Cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch VÀ Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng qua gần 4 năm vận hành và phát triển, NIC ngày càng khẳng định vai trò hạt nhân trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Điều này không chỉ là hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác, cộng đồng đổi mới sáng tạo quốc tế mà còn thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới.

Israel “lột xác” thành quốc gia khởi nghiệp nhờ đổi mới sáng tạo, NIC là chìa khóa để Việt Nam hướng tới “phép màu” tương tự? - Ảnh 7.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC. Ảnh: Việt Hùng

Dẫn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hồi tháng 3: Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam phải "hội tụ trí tuệ và lan toả lợi ích đổi mới sáng tạo Việt Nam", lãnh đạo NIC cho biết, lễ khánh thành cơ sở mới tại Hòa Lạc là bước đi khởi đầu giúp hiện thực hóa mục tiêu này. Đồng thời, đây cũng là là dấu mốc quan trọng để ra mắt, giới thiệu không gian đổi mới sáng tạo của Việt Nam tới công chúng và đối tác quốc tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại