Bối cảnh lịch sử và quá trình chuẩn bị
Trận chiến Carrhae giữa 2 thế lực của thời cổ đại này diễn ra tại 1 ngôi làng nhỏ cùng tên. Khi đó, Marcus Licinius Crassus, vì muốn mở rộng địa bàn, bành trướng thế lực, tạo điều kiện cho việc tranh đoạt quyền lực nên đã dẫn hơn 45.000 quân qua sông Euphrates, tiến hành xâm lược đế chế Parthian (một nước cổ đại ở châu Á, lãnh thổ của ngày nay thuộc về Iran và Pakistan).
Tuy nhiên, cá nhân Marcus lại không hề xin phép cũng như được sự chấp thuận của nghị viện La Mã. Hành động xâm lược Parthian lần này xuất phát hoàn toàn từ những toan tính cá nhân và giấc mơ bá quyền của 1 mình hắn.
Marcus vẫn tiến quân dù không hỏi ý kiến nghị viện La Mã.
Cuối năm 55 TCN, Marcus tập hợp 1 lực lượng khổng lồ gồm khoảng 35.000 bộ binh hạng nặng, 4000 bộ binh nhẹ, 4000 kỵ bing và hơn 1000 lính Gallic. Bên phía đối diện, tướng quân Surena của đế chế Parthian cũng ráo riết chuẩn bị lực lượng, trang vũ khí cũng như chiến thuật kỹ càng vì ông nhận thức rõ ràng sự yếu thế về số lượng mà mình phải đối mặt.
Diễn biến trận đánh
Được sự giúp đỡ, chỉ đường của Ariamnes, 1 tù trường Ả Rập, Marcus quyết định đẩy nhanh tiến độ, quyết vượt sông sớm, đánh phủ đầu quân Parthian. Nhưng điều Marcus không ngờ được là người bạn kia đã bị Parthian mua chuộc và đưa ra những thông tin sai lệch nhằm đưa hắn vào bẫy.
Ban đầu, quân đội của Marcus được bố trí theo truyền thống khi trải dài và sẵn sàng cho những trận đánh ở quy mô lớn với hàng ngũ rộng. Nhưng do phải vượt sông, đa phần đội hình co lại thành những cụm hình vuông lớn.
Trong khi quân địch đang vất vả vượt sông, tướng Surena đã khôn khéo giấu đi kỵ binh - sức mạnh thật sự của đế chế Parthian và chỉ để 1 số ít quân phía trước với mục đích dẫn dụ quân của Marcus qua sông.
Hình minh họa
Rồi bất ngờ, đích thân tướng Surena với thân hình to lớn và dũng mãnh dẫn đầu đoàn kỵ binh tấn công quân La Mã. Lúc này, dù có quân số ít hơn nhưng kỵ binh Parthian kết hợp với cung thủ lại rất hiệu quả. Hàng ngàn đợt tên bắn ra như 1 cuộc tàn sát quân La Mã hơn là 1 cuộc chiến.
Gặp tình huống bất lợi, Marcus kết hợp bộ binh nhẹ và kỵ binh xứ Gaul như 1 cách để nghi binh, nhưng thực tế, điều này không mấy phát huy tác dụng khi họ phải đối đầu với 1 trong những đoàn kỵ binh thiện chiến nhất thế giới.
Hình minh họa
Chẳng mấy mà các binh đoàn La Mã bị bao vây và tấn công dồn dập hơn. Cực chẳng đã, Marcus buộc phải lệnh cho chính con trai mình là Publius dẫn theo khoảng 4000 quân để đánh nghi binh, tấn công mạnh mẽ để tạo điều kiện cho quân chủ lực phản công.
Tuy nhiên, người Pathian rất tỉnh táo, họ biết tiến biết lui đúng lúc để có thể bao vây ngược trở lại cánh quân nhỏ này, cuối cùng, Publius cũng sớm bị loại khỏi cuộc chiến, đội quân hơn 4000 người bị tiêu diệt gần hết, người Parthian chỉ bắt sống 500 tàn quân làm tù binh.
Hình minh họa
Thất bại đã hiển hiện trước mắt, Marcus cố gắng đưa quân chạy đến ngọn đồi của nước Armenia đồng minh. Nhưng kết cục thảm hại khó tránh đã xảy đến. Quân La Mã thất bại hoàn toàn, 3/4 số quân của Marcus bị "nướng sạch" sau trận Carrhae. Trong đó 20.000 lính tử trận trực tiếp, 10.000 quân bị bắt làm tù binh và phải đi lao động khổ sai ở Margiana.
Kết quả
Cuối cùng, dù ở vị thế kẻ đi xâm lược với quân số vượt trội nhưng lính La Mã dưới sự lãnh đạo của Marcus đã gặp phải 1 thất bại ê chề. Bản thân Marcus và con trai tử trận (có tài liệu cho rằng Publius không chết mà bị mất tích trên sa mạc), hơn 30.000 quân bị chết hoặc phải làm tù binh, số còn lại phần hoặc bỏ trốn trong đêm hoặc đã mất tích.
Điểm lạ là theo như ghi chép từ 1 số tài liệu, trái với con số thương vong của La Mã, quân Parthian dù lép vế về số lượng nhưng tổn thất lại rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 100 người. Quả thật đáng kinh ngạc nếu con số đó là sự thực.
Nhưng chiến công vĩ đại này của tướng Surena lại không đem đến kết cục tốt cho ông. Vua của đế chế Parthian ghen tị với điều đó và lo sợ sẽ có 1 cuộc đảo chính nên Surena bị xử tử không lâu sau chiến thắng Carrhae.
Tham khảo nhiều nguồn