Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi "1 sống 1 còn" của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa!

L.T |

Vào thời Trung cổ, người Đức đã có cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng cực kỳ lạ lùng, nếu không nói là quái dị...

Khám phá lịch sử là điều mà con người ở thế giới hiện đại luôn luôn muốn biết, dựa vào các bằng chứng lịch sử và cả những dấu vết, tài liệu còn sót lại, người ta ít nhiều hiểu được phần nào cuộc sống của người xưa. Tuy nhiên, có những sự thật về các cụ ngày xửa ngày xưa khiến con cháu thời nay phải ngỡ ngàng.

Chuyện vợ chồng "cơm không lành canh không ngọt" là điều hết sức bình thường ở bất kỳ thời đại nào, bởi đơn giản "không ai nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng", sẽ có đôi lúc bất hòa, cãi vã xảy ra. Nếu còn yêu và muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình thì họ sẽ ngồi lại với nhau để nhường nhau đôi lời, nhịn nhau đôi câu.

Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 1.

Đây là cách vợ chồng thời Trung cổ giải quyết mâu thuẫn vợ chồng.

Vậy nhưng, vào thời Trung cổ, người Đức đã có cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng cực kỳ lạ lùng, nếu không nói là quái dị! Không tin ư? vậy thì chị em hãy đọc hết bài viết này để thấy chuyện kỳ cục gì cũng có thể xảy ra...

Theo tác giả Vladislav Tchakarov: "Việc giải quyết cãi vã bằng một cuộc đấu tay đôi chính xác là một cách thức của người Đức vào thời Trung cổ. Trong khi điều này không được ghi lại ở phương Đông, ở Hy Lạp, hay ở La Mã. Chúng ta biết điều này một cách chi tiết chủ yếu nhờ vào các sách hướng dẫn chi tiết và minh họa về “chiến đấu” được xuất bản vào thế kỷ 14 và 15. Nhưng phần tò mò nhất, đối với tôi, là cuộc đấu tay đôi trong hôn nhân".

Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 2.

Vào thời đó, những nghi vấn ngoại tình, những nghi hoặc về vấn đề gì đó có thể dễ dàng trở thành một dịp để... đọ sức mạnh giữa 2 vợ chồng.

Theo quy định, nếu một cặp đôi không thể giải quyết mâu thuẫn bằng cách hòa giải thì họ sẽ có 1 hoặc 2 tháng để chuẩn bị cho một cuộc đấu tay đôi. Trong thời gian này, vợ chồng đó có quyền làm hòa và sẽ chẳng có cuộc đấu nào diễn ra. Nếu không, một địa điểm đặc biệt sẽ được chuẩn bị, đó là một cái hố được đào sâu khoảng nửa mét.

Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 3.

Người chồng phải đứng ở cái hố đó, và trong cuộc đấu, anh ta không có quyền rời khỏi cái hố này - điều kiện này được đưa ra để cân bằng sức lực cho 2 bên (vì dù sao phái nữ cũng chân yếu tay mềm hơn). Một điều kiện tương tự khác được gọi là quy tắc "bàn tay trái". Người đàn ông bị buộc chặt tay trái ở phía trước hoặc phía sau, cũng với mục đích cân bằng sức lực.

Tóm lại, người chồng chỉ có thể chiến đấu khi đứng trong hố và chỉ bằng một tay. Đồng thời, anh ta thậm chí không thể chạm vào mép của cái hố. Nếu điều này xảy ra, vũ khí của anh ta sẽ bị tước đoạt. Người phụ nữ đã được tự do ở 2 tay và mỗi người có thể cầm một vũ khí.

Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 4.
Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 5.
Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 6.
Hôn nhân bất hòa thì giải quyết thế nào cho êm ấm? Xem cách vợ chồng đấu tay đôi 1 sống 1 còn của người Trung cổ chị em chắc không dám cãi nhau nữa! - Ảnh 7.

Trong các cuộc chiến thông thường, dao được sử dụng, và thậm chí có thể là kiếm, nhưng trong các sách còn lưu lại đến ngày nay, vũ khí đấu tay đôi trong các cuộc chiến vợ chồng như thế này còn thô sơ hơn nhiều: họ thường đánh nhau bằng đá và dùi cui.

Người vợ mặc một chiếc áo sơ mi dài buộc quanh hai chân. Một viên đá cuội lớn được đặt trong ống tay áo dài bên phải và buộc theo kiểu túi. Tay áo bên trái cũng có thể biến thành một công cụ, hoặc có thể để tự do.

Người đàn ông bị kìm kẹp nhiều hơn: tay trái của anh ta bất động, và tay phải cầm một cây gậy hoặc một hòn đá được đặt trong bao tải.

Theo lịch sử ghi chép, về sau, đồng phục chiến đấu cho các "cuộc đấu trong hôn nhân" đã thay đổi. Áo sơ mi nữ được thay bằng áo liền quần có mũ trùm đầu. Tuy nhiên, các tính năng của đồng phục đấu tay đôi có thể khác nhau ở các vùng khác nhau của Đức.

Mặc dù phải đứng dưới hố và bị trói tay, nhưng đa số các ông chồng vẫn giành phần thắng. Anh ta chỉ cần túm lấy quần áo để lôi vợ vào hố mình đang đứng và kết thúc cuộc đấu tay đôi ở đó là đủ. Tất nhiên, vẫn có trường hợp phụ nữ đấu thắng. Họ lôi đối phương ra khỏi hố và kết liễu họ bằng một kỹ thuật làm nghẹt thở khéo léo.

Một cuộc đấu trong hôn nhân không nhất thiết phải kết thúc bằng cái chết của 1 trong 2 người tham gia, nhưng số phận của kẻ thua cuộc là không thể tránh khỏi trong mọi trường hợp. Người chồng, nếu bị đánh bại, sẽ bị tuyên có tội và bị chặt đầu. Nếu người phụ nữ thua, cô ấy sẽ bị chôn sống.

Tác giả Vladislav Tchakarov cho rằng: "Nhìn chung, đây là một cách giải quyết mâu thuẫn quá tồi tệ mà đối với tôi, dường như nó hoàn toàn vô nghĩa. Bạn phải ghét người bạn đời của mình đến mức nào thì mới đồng ý đấu tay đôi mà trong mỗi trường hợp đều dẫn đến cái chết như thế chứ? Mà ghét như vậy sống với nhau làm gì nữa?".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại