Mỹ buộc Nga chế tạo vũ khí "khủng" hơn cả S-500: Không có đối thủ trên thế giới

Trung Phạm |

Hệ thống phòng thủ tên lửa A235 Nudol mới của Nga không có đối thủ trên thế giới và còn tối ưu hơn nhiều so với hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Tháng 7/2017, tại Alaska, trong đợt thử nghiệm lần thứ 15 Mỹ đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung bằng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Tổ hợp phòng không mới này của Mỹ được đánh giá là sự bổ sung hoàn hảo cho chiếc lá chắn của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), đủ sức bao phủ phần lục địa phía Bắc, chống lại bất cứ mối đe dọa nào từ vũ trụ hoặc tầng bình lưu.

Theo nhìn nhận của các nhà ngoại giao và giới quân sự Nga, việc đưa một hệ thống phòng thủ tên lửa mới đi vào hoạt động là một hành động không thân thiện của phía Mỹ vì nó vi phạm thỏa thuận "giữ nguyên hiện trạng" hay "thay đổi cán cân sức mạnh".

S-500: Chạy đua bám đuổi Mỹ

Thật không may mắn, các chiến đấu cơ đánh chặn được coi là tuyệt hảo của Nga và các hệ thống phòng không S-400 Triumf nổi tiếng thế giới không đủ sức vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa dạng này.

Phát hiện và tiêu diệt một máy bay là hai câu chuyện hoàn toàn khác. Xét về các vũ khí chống tên lửa, trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, Nga vẫn còn rất chậm chân so với Mỹ.

Do đó, năm 2002 hãng chế tạo tên lửa lớn của Nga - Tập đoàn phòng không Almaz-Antei thông báo với cộng đồng khoa học và quân sự việc khởi động phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới trong lĩnh vực tên lửa đất đối không (SAM) với tên gọi hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus (Prometey).

Năm 2006, Almaz-Antey chính thức được đưa vào danh sách công ty tiên phong phát triển hệ thống phòng không thế hệ 5. Đến 2009, các nhà khoa học báo cáo hoàn thiện công việc thiết kế Prometheus và chuyển sang các hoạt động thử nghiệm thực tế.

Cuối cùng, năm 2010 Chính phủ Nga chính thức xác nhận tính khả thi về mặt kỹ thuật của việc chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không thế hệ 5.

Tổ hợp phòng không cơ động S-500 là một hệ thống bao quát, có khả năng bắn hạ bất cứ mục tiêu nào, kể cả các vệ tinh tầm thấp và tên lửa siêu thanh của tương lai. Phân tích các đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật của S-500, có thể thấy rằng, hệ thống mới này không phải là phiên bản nâng cấp của hệ thống S-400 hiện có.

S-400 không được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên vũ trụ và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hơn nữa, S-400 phải mất gần 9 giây mới đưa ra được quyết định tiêu diệt 6 mục tiêu. Trong khi Prometheus chỉ cần 2-3 giây là có thể tiêu diệt tới 10 mục tiêu.

Các tên lửa S-500 có các đơn vị cơ động và trạm radar của riêng mình. Chúng đủ sức đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang bay lên, tức ở độ cao 185 - 200 km cũng như trong quá trình bay xuống, nhằm vào đầu tên lửa.

Tốc độ của các tên lửa đánh chặn 77N6-H và 77N6-H1 (từ 5 - 7 km/giây) cho phép chúng không cần phải có bất cứu một đầu đạn nào vì chỉ cần động năng của chúng là cũng quá đủ.

Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn khả năng tiêu diệt mục tiêu trong mọi tình huống, S-500 đã được quyết định vũ trang thêm một đầu đạn hạt nhân.

Mỹ buộc Nga chế tạo vũ khí khủng hơn cả S-500: Không có đối thủ trên thế giới - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. Ảnh: Sputnik

A235 Nudol: Vượt xa Mỹ và không có đối thủ trên thế giới

Dù hoàn hảo và hiện đại tới cỡ nào chăng nữa, thì S-500, dự kiến sẽ gia nhập kho vũ khí của Nga trong năm 2018-2019, cũng trở nên mờ nhạt khi so sánh với mẫu phát triển mới nhất của Almaz-Antei - A235 Nudol.

Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược 3 tầng, được cho là sẽ thay thế cho tổ hợp A-135 Amur đã có tuổi đang bảo vệ Moscow và nhiều thành phố và căn cứ quân sự quan trọng khác. Đồng thời, Nga cũng sẽ có các giải pháp để thay thế các giàn phóng tầng tầm xa và tiến hành nâng cấp toàn diện radar Don 2N.

Hiện chưa có bất cứ thông tin nào cho thấy đến bao giờ hệ thống Nudol sẽ đi vào hoạt động và đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin của Mỹ, đến nay Nga đã tiến hành 5 vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh.

A235 Nudol chắc chắn đủ khả năng tấn công các mục tiêu ở độ cao 1.000 km (S-500 là 200 km), với tầm bắn lên tới 1.500 km theo đường chân trời (S-500 là 600 km) và vận tốc lên tới 7 km/giây.

Nói một cách ngắn gọn, hệ thống phòng thủ tên lửa A235 Nudol mới của Nga sẽ không có đối thủ trên toàn thế giới. Nó còn tối ưu hơn nhiều so với Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) vẫn được Mỹ quảng bá rộng rãi.

Video giới thiệu hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-500

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại