Hoàn Cầu: Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc về dân số, nhưng vượt về kinh tế là "câu chuyện xa vời"

Tất Đạt |

Việc Ấn Độ "soán ngôi" Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới đã thu hút sự chú ý của các quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây.

Gần đây, Ấn Độ đã gây chú ý khi Liên Hợp Quốc ước tính rằng nước này có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa năm nay. Tuy nhiên, theo Hoàn Cầu, số liệu này dựa trên phỏng đoán về mặt lí thuyết chứ không phải thông qua điều tra dân số cụ thể.

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông cho rằng lợi thế về mặt dân số sẽ đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc về mặt kinh tế.

Phản ứng lại thông tin này, bài viết của Hoàn Cầu cho rằng nền kinh tế của Ấn Độ sẽ khó có thể vượt qua Trung Quốc trong tương lai gần. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng ở đất nước này có thể trở thành một vấn đề lớn đối với chính Ấn Độ nếu không thể lèo lái nền kinh tế một cách phù hợp.

Báo cáo dân số mới

Hôm 19/4, Reuters đưa tin về việc Ấn Độ sắp vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, trích dẫn Báo cáo Dân số Thế giới năm 2023 của Liên hợp quốc. Theo báo cáo, dân số Ấn Độ vào giữa năm 2023 sẽ có ước tính 1,4286 tỷ người, trong khi Trung Quốc chỉ có 1,4257 tỷ người của Trung Quốc, tức là ít hơn 2,9 triệu người.

Hoàn Cầu lưu ý rằng đây là dự đoán về lý thuyết của Liên Hợp Quốc, vì cuộc điều tra dân số quốc gia gần đây nhất của Ấn Độ được tiến hành vào năm 2011.

Hoàn Cầu: Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc về dân số, nhưng vượt về kinh tế là câu chuyện xa vời - Ảnh 1.

Zhao Gancheng, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nhận định rằng: "Việc Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ khó có thể mang lại lợi ích lớn hơn đáng kể so với những gì họ đã có với tư cách là quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Dân số khổng lồ có thể trở thành gánh nặng lớn cho Ấn Độ nếu không có cơ cấu quản lý hoặc cơ cấu công nghiệp phù hợp".

Liu Xiaoxue, một nhà nghiên cứu liên kết tại Viện Chiến lược Quốc tế Quốc gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng có cùng quan điểm. Bà nói: "Người dân Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến việc chính phủ sẽ giải quyết thách thức nhức nhối về tỷ lệ thất nghiệp cao và lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ có thể bắt kịp ngành sản xuất không ngừng cải tiến của thế giới như thế nào".

Tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 3 lên 7,8% do thị trường lao động của nước này xấu đi, theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ.

"Khi đánh giá tiềm năng nhân khẩu học của một quốc gia, chúng ta không chỉ cần xem xét quy mô mà còn cả chất lượng dân số của quốc gia đó. Quy mô cũng quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nguồn nhân tài", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết hôm 19/4 khi bình luận về dự báo của Liên Hợp Quốc.

Con đường phát triển khác biệt

Lou Chunhao, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Nam Á tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, cho biết thời đại mà việc dân số đông giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đã trôi qua.

Ông nói với Hoàn Cầu: "Nền kinh tế của Ấn Độ sẽ khó có thể bắt kịp với Trung Quốc trong tương lai gần. Ấn Độ rất khó có thể dùng chiến lược tận dụng lợi thế dân số giống như Trung Quốc trước đây".

Kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa vào năm 1978, giáo dục bắt buộc đã đặt nền móng cho lực lượng lao động chất lượng cao. Lực lượng lao động chất lượng cao và cơ sở hạ tầng hậu cần hiệu quả đã mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc.

Hoàn Cầu: Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc về dân số, nhưng vượt về kinh tế là câu chuyện xa vời - Ảnh 2.

Trong khi đó, Ấn Độ đã đi một con đường khác để phát triển ngành dịch vụ bằng cách tận dụng cơ hội cải cách thông tin cũng như lợi thế về số lượng lớn người dân có thể nói tiếng Anh. Con đường phát triển khác nhau đã dẫn đến khoảng cách trong hai nền kinh tế.

Nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ gần như tương đương nhau kể từ năm 1990, nhưng GDP danh nghĩa của Trung Quốc đạt 17,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021, gấp khoảng 5,7 lần so với 3,1 nghìn tỷ USD của Ấn Độ.

"Ấn Độ đã bỏ lỡ những cơ hội tốt nhất do 'siêu toàn cầu hóa' mang lại, trong khi hiện tại, xu hướng chống toàn cầu hóa và sự bùng phát COVID-19 đã dẫn đến việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu," ông Lou nói.

Ngoài ra, các vấn đề của Ấn Độ bao gồm cải cách đất đai, lao động và cơ sở hạ tầng cũng hạn chế sự phát triển bền vững của Ấn Độ trong dài hạn, ông đánh giá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại