Hòa Thân nuốt nước mắt viết "lời rủa" trước khi chết, 100 năm sau quả nhiên ứng nghiệm?

Diệp Anh |

Nhiều người đã cho rằng, "lời rủa" trước khi chết, được viết trên dải vải trắng dùng để treo cổ của Hòa Thân đã ứng nghiệm với nhà Thanh sau hơn 100 năm.

Trong suốt hơn 200 năm thành lập và phát triển của triều đại nhà Thanh (Trung Quốc), tham quan không hề ít và Hòa Thân chính là người đứng đầu danh sách đen này.

Theo các ghi chép còn lưu lại đến ngày nay, Hòa Thân làm quan 30 năm, năng lực tham ô thực sự khiến người đời kinh ngạc.

Tài sản mà tham quan này vơ vét, bỏ vào túi riêng của mình lên đến 1 tỉ lượng bạc trắng, tương đương với tổng thu nhập tài chính của Thanh triều trong vòng 15 năm.

Cuối cùng, khi vua Càn Long vừa qua đời được nửa tháng, Hòa Thân đã bị vua Gia Khánh ban tặng cho cái chết, kết thúc một đời người.

Hòa Thân xuất thân trong một gia đình gia thế, cha từng nhậm chức phó đô thống Phúc Kiến.

Tuy nhiên vì cha mẹ qua đời sớm nên gia nghiệp suy vong, bản thân Hòa Thân từ nhỏ đã phải sống cuộc đời gian khổ, thậm chí cơm ăn không đủ no, các anh chị em phải ly tán, sống dựa vào họ hàng thân thích.

Sau khi trưởng thành, Hòa Thân tướng mạo ưa nhìn, nhanh chóng nổi tiếng vì diện mạo hào hoa, hơn nữa nhờ tinh thông nhiều ngôn ngữ (tiếng mãn, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ và tiếng Tây Tạng), lại am hiểu tứ thư ngũ kinh nên được thầy dạy yêu mến.

Năm 18 tuổi, nhờ những ưu điểm nổi bật, Hòa Thân được Tổng đốc Phùng Anh Liêm đánh giá rất cao, thậm chí còn gả cháu gái của mình cho. Kể từ đó, Hòa Thân như cá chép vượt vũ môn, dần dần bước lên đỉnh cao của cuộc đời.

Mặc dù không đạt thành tích cao trong cuộc thi khoa cử nhưng vì có "hậu phương" đầy thế lực ở phía sau nên được cất nhắc, lấy thân phận văn sinh nhận chức khinh xa đô úy, đến năm 22 tuổi được nâng lên làm thị vệ cấp 3.

Năm 23 tuổi, Hòa Thân được làm người nâng kiệu và quạt cho vua. Mặc dù chức vụ không cao nhưng đây là cơ hội vô cùng thuận lợi, giúp ông ta có thể gần gũi hoàng đế suốt ngày.

Và quả nhiên rất nhanh sau đó, họ Hòa trở thành cận thần thân tín của Càn Long, được vua vô cùng sủng ái.

Hòa Thân nuốt nước mắt viết lời rủa trước khi chết, 100 năm sau quả nhiên ứng nghiệm? - Ảnh 1.

Tạo hình nhân vật Hòa Thân trong phim "Tể tướng Lưu gù".

Ban đầu, Hòa Thân vô cùng hăng hái và nhiệt huyết, một lòng muốn làm một vị quan tốt, thậm chí là một vị quan thanh liêm, chính tích xuất sắc, được ban đến chức đại thần tổng quản phủ nội vụ.

Về sau, Càn Long phái Hòa Thân đến Vân Nam điều tra vụ án Lý Thị Nghiêu tham ô.

Trong vụ việc này, Hòa Thân quên ăn quên ngủ, trải qua một thời gian dài ngầm điều tra, tìm được chứng cứ tham ô của Lý và đưa ông ta ra công đường. Sau chiến tích đó, Hòa Thân được thăng chức lên hộ bộ thượng thư.

Khi đã ở vị trí chức cao quyền trọng, Hòa Thân nhanh chóng quên mất lời thề làm một viên quan tốt, từng bước đặt chân lên con đường diệt vong.

Vì là một sủng thần bên cạnh Càn Long nên cơ hội nhận hối lộ của Hòa Thân là không giới hạn, vàng bạc châu báu chất đầy nhà. Không chỉ có vậy, tham quan này còn kết vây cánh, hình thành một thế lực lớn mạnh.

Có lẽ Càn Long khi đó biết rõ Hòa Thân làm loạn sau lưng mình nhưng vì nhiều nguyên nhân mà không tiến hành điều tra, vạch tội mà để ông ta lại cho Gia Khánh con trai mình.

Hòa Thân nuốt nước mắt viết lời rủa trước khi chết, 100 năm sau quả nhiên ứng nghiệm? - Ảnh 2.

Vì nhiều lý do, Càn Long không ra tay xử Hòa Thân dù biết rõ những việc ông ta đã làm. Ảnh trong phim truyền hình "Tể tướng Lưu gù".

Cái kết không mấy tốt đẹp và bài thơ chửi rủa Thanh triều của Hòa Thân

Càn Long vừa qua đời, hoàng đế kế vị là Gia Khánh nhanh chóng tuyên bố Hòa Thân phạm 36 tội trạng, hạ chỉ thu hồi tất cả tài sản của đại tham quan. Sau động thái này, quốc khố của Thanh triều rủng rỉnh lên trông thấy.

Ban đầu, Gia Khánh vốn định xử Hòa Thân bằng hình phạt lăng trì nhưng sau, dưới sự thỉnh cầu của quan lại, ông ban cho tham quan này cái chết nhẹ nhàng hơn, đó là tự kết liễu đời mình.

Nghe được phán quyết của vua, Hòa Thân cầm dải vài trắng, cười điên dại và viết một bài thơ, dùng những lời chửi rủa cả Thanh triều:

"Ngũ thập niên lại mộng ảo chân, kim triều tản thủ tạ hồng trần, tha niên thủy phiếm hàm long nhật, nhận thủ hương yên thị hậu thân".

Hai câu thơ đầu, Hòa Thân hồi ức lại quãng thời gian trước đây của mình nhưng hai câu thơ sau, ông ta mượn một điển cố để chửi rủa thời thế và triều đại ông ta sinh ra.

"Thủy phiếm hàm long" ý chỉ nước dân cao. Đầu năm Hòa Thân được ban cái chết, nước sông Hoàng Hà dâng cao, tràn qua đê đập ở Hà Nam, vì thế, "tha niên thủy phiếm hàm long nhật" ý nói, Hòa Thân sẽ đợi đến lần đại hồng thủy tiếp theo để hồi sinh và báo thù Thanh triều.

Năm Đạo Quang thứ 12, nước sông Hoàng Hà một lần nữa lại dâng cao tràn qua đê Hà Nam. Và trùng hợp là, vào đúng năm đó (tháng 10), một bé gái oa oa cất tiếng khóc chào đời, đó chính là Từ Hi thái hậu sau này.

Hòa Thân nuốt nước mắt viết lời rủa trước khi chết, 100 năm sau quả nhiên ứng nghiệm? - Ảnh 3.

Từ Hi thái hậu bị hậu thế cho là người đã đẩy Thanh triều vào bước diệt vong.

Thế nên, có người nói rằng kiếp trước của Từ Hi thái hậu chính là Hòa Thân. Nắm trong tay quyền hành vài chục năm, Từ Hi chính là người đã từng bước đẩy Thanh triều vào con đường diệt vong, bị phương Tây đánh cho tơi tả.

3 năm sau khi Từ Hi chết, Thanh triều chính thức sụp đổ, ứng với lời rủa của Hòa Thân hơn 100 năm trước, chính xác là 113 năm.

Tuy nhiên, đánh giá từ góc độ lịch sử, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhà Thanh là bởi tình trang tham ô, phủ bại đến thối nát và suy cho cùng, đó là lẽ tất yếu của lịch sử phát triển.

Thế nên sự suy vong của Thanh triều và lời rủa của Hòa Thân rốt cuộc có liên quan với nhau hay không, cho đến nay vẫn là một giả thiết cần tiếp tục khảo chứng.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại