Hoa Kỳ nhận xét: "Đại bàng đen" T-95 còn mạnh hơn T-14 Armata, Nga đang đi vào ngõ cụt?

Bảo Lam |

"Đại bàng đen" T-95 với tư duy thiết kế hỏa lực vượt trội, an toàn hơn đã thất bại trước T-14 Armata khi Quân đội Nga lựa chọn, vậy lý do là gì?

"Đại bàng đen" T-95 mới là xe tăng tốt nhất của Nga?

Theo tờ The National Interest (Mỹ), lịch sử ngành chế tạo xe thiết giáp của Nga và Liên Xô phong phú hơn nhiều so với phương Tây bằng những nguyên mẫu “Siêu xe tăng” có lớp bảo vệ chống đạn và sức mạnh hỏa lực hơn hẳn mọi đối thủ.

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã cho ra đời một nguyên mẫu “Siêu xe tăng” thực sự, mà nếu nó được đưa vào sản xuất hàng loạt có lẽ sẽ vượt trội hơn tất cả những mẫu xe tăng hiện đại khi đó của NATO là Dự án T-95 (195).

Nga đã tiếp tục nghiên cứu dự án này cho tới tận năm 2010, sau đó phải từ bỏ nó để tập trung vào dự án thực tế và hiện đại hơn là nền tảng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-14 “Armata”.

Nhưng một số chuyên gia Nga cho đến nay vẫn tuyên bố rằng "Đại bàng đen" T-95 là chiếc xe tăng tốt nhất mà Nga đã nghiên cứu từ tước tới nay.

Hoa Kỳ nhận xét: Đại bàng đen T-95 còn mạnh hơn T-14 Armata, Nga đang đi vào ngõ cụt? - Ảnh 1.

Một nguyên mẫu của T-95 chưa được trang bị lớp giáp.

Ưu thế vượt trội của "Đại bàng đen" T-95 với T-14 Armata

T-95 từng được coi là một dự án vô cùng tham vọng. Việc thiết kế xe tăng được bắt đầu vào năm 1988 dưới tên gọi Dự án 88. Ý tưởng ban đầu là chế tạo xe tăng vượt trội về tính năng so với xe tăng đối thủ của các quốc gia thành viên NATO.

Dự kiến T-95 sẽ có khả năng sinh tồn tốt hơn, tầm hoạt động rộng hơn và sức mạnh hỏa lực “khủng khiếp”.

Để tăng khả năng sinh tồn (khả năng bảo vệ cho kíp lái), các kỹ sư thiết kế đã bố trí 3 thành viên kíp lái trong những khoang tách biệt bên trong thân xe, trong khi tháp pháo trở nên độc lập

Mặc dù thiết kế kiểu này về sau được áp dụng cho dự án T-14 Armata, nhưng đây là thời điểm đầu tiên khi nó được cụ thể hóa trong Dự án T-95.

Bổ sung vào việc bảo vệ kíp lái, trong Dự án T-95 người Nga sử dụng các hệ thống phòng vệ chủ động bởi tổ hợp phòng vệ Shtora-2 và bị động bao gồm giáp nổ phản xạ cũng như giáp phức hợp.

Tháp pháo của T-95 cũng cao hơn, giúp tăng góc bắn và tầm bắn.

Các kỹ sư thiết kế Liên Xô thông thường hay chấp nhận giảm khả năng khai hỏa sát mặt đất của pháo chính nhằm giảm tiết diện của tháp pháo. Tuy nhiên những thay đổi trong T-95 đã thúc đẩy các kỹ sư đưa ra giải pháp ứng dụng triết lý “hạ” kíp lái xuống dưới thân xe của phương Tây.

Đối với pháo chính. T-95 được trang bị pháo nòng trơn 2A83 cỡ 152mm. Những thông số của khẩu pháo này rất ấn tượng: Tốc độ đạn đầu nòng đạt gần 2000 m/giây.

Hoa Kỳ nhận xét: Đại bàng đen T-95 còn mạnh hơn T-14 Armata, Nga đang đi vào ngõ cụt? - Ảnh 2.

Pháo 2A83 cỡ 152mm của được thử nghiệm.

Pháo chính 152 mm này của xe tăng có thể bắn được tất cả các loại đạn pháo, bao gồm cả đạn hạt nhân chiến thuật. Người ta cũng nghiên cứu chế tạo cả những tên lửa có điều khiển nhằm tăng tầm bắn xa hơn nữa.

Đối với vũ khí phụ, trên đa số các mẫu xe tăng, người Nga thường lắp đặt các khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 hoặc 12,7mm với vai trò vũ khí bổ trợ, tuy nhiên trên T-95 với vai trò vũ khí phụ, các kỹ sư Liên Xô quyết định lắp đặt pháo 33mm 2A42.

Tất nhiên, khẩu pháo 33mm đáng gờm này sẽ chẳng là gì nếu không có khả năng ngắm bắn tự động với các mục tiêu ở khoảng cách xa.

Hoa Kỳ nhận xét: Đại bàng đen T-95 còn mạnh hơn T-14 Armata, Nga đang đi vào ngõ cụt? - Ảnh 3.

Pháo tự động 2A42 33mm được gắn lên trực thăng vũ trang.

T-95 được trang bị kính ngắm hồng ngoại và quang học cũng như kính ngắm định vị radar đặc biệt gắn trên nòng pháo.

Kính ngắm định vị radar có thể được sử dụng trong những tình huống khi trận địa bị bao phủ bởi khói làm hạn chế khả năng của các kính ngắm hồng ngoại và quang học.

Dự kiến T-14 Armata cũng được trang bị ống ngắm định vị radar, tuy nhiên, có vẻ như nó không phải loại kính ngắm định vị radar chuyên biệt dùng để xác định mục tiêu tác xạ giống như của T-95.

T-95 cũng có những tính năng kết nối với "đồng đội" trên chiến địa để có thể sử dụng hiệu quả khẩu pháo 152mm. Xe tăng T-95 được chế tạo để có khả năng tiêu diệt những mục tiêu do UAV hoặc các hệ thống radar khác phát hiện.

Từ tất cả những đặc điểm liệt kê ở trên, T-95 dường như là cỗ xe tăng đáng gờm hơn cả T-14.

Hoa Kỳ nhận xét: Đại bàng đen T-95 còn mạnh hơn T-14 Armata, Nga đang đi vào ngõ cụt? - Ảnh 4.

Cấu tạo cơ bản của T-95.

Tốc độ là lợi thế của T-14 Armata chứ không phải "Đại bàng đen" T-95?

T-14 Armata thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong thiết kế xe tăng của Nga. Sự lựa chọn chấm dứt dự án T-95 và trang bị T-14 cho thấy sự thay đổi trong tư duy chiến thuật xe tăng của quân đội Nga.

T-14 có hệ thống vũ khí chính và phụ ít nguy hiểm hơn, thua kém về các hệ thống ngắm bắn và lớp bảo vệ chống đạn hơn.

Tuy nhiên, từ năm 2010, khi dự án T-95 bị đóng cửa, các công nghệ đã có những bước tiến dài.

Xe tăng T-14 có những khả năng vượt trội hơn T-95 trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và radar của địch.

Ngoài tổ hợp phòng vệ Shtora-2 giống như trên T-95, T-14 còn được bổ sung hệ thống phòng vệ chủ động và bẫy hồng ngoại.

Tính cơ động luôn là một yếu tố khó cân bằng so với các tiêu chí còn lại. Đổi lấy khả năng cơ động tốt thường phải trả giá bằng hỏa lực và khả năng sinh tồn (các thế mạnh của T-95).

Với T-14 Armata, người Nga đã chấp nhận trọng lượng tương đối thấp của T-14 so với T-95.

Việc lựa chọn T-14 Armata chứ không phải "Đại bàng đen" T-95 của Nga liệu có phải thực tế hay không, chỉ thời gian có thể trả lời.

Nguyên mẫu của dự án xe tăng T-95 của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại