Xe tăng Leopard do Đức sản xuất đã bị hư hại nhưng không phải trên chiến trường Ukraine mà là ở một khu vực huấn luyện tại Ba Lan. Hiện chưa rõ vì sao quân đội Ukraine lại làm rời tháp pháo khỏi xe tăng Leopard 2.
Những bức ảnh được công bố không quá bất ngờ bởi về nguyên tắc những sự cố như vậy có thể xảy ra nhưng hiếm khi một tháp pháo lại bị rời khỏi xe tăng chưa đưa vào chiến đấu. Một giả thiết được đặt ra là do điều kiện kỹ thuật của xe tăng này không còn tốt.
Hình ảnh xe tăng chủ lực Leopard 2 bị quân đội Ukraine làm bung tháp pháo. Ảnh: Twitter
Tuy nhiên, theo ông Pavelka, có thể sự việc đã diễn ra như sau: Một xe tăng va chạm với một xe tăng khác, đâm vào lớp giáp của nó và tháp pháo, khiến cho tháp pháo rời ra.
Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Pavelka đã đăng tải một số bức ảnh được cho là sự cố liên quan đến xe tăng Leopard-2A4. Trong một trong số bức ảnh trên, tháp pháo của xe tăng Leopard-2A4 đã bị bật ra.
Ngoài ra, trên mạng xã hội cũng xuất hiện một số đánh giá cho rằng xe tăng Leopard 2A4 được chuyển giao cho Ukraine đã không thể leo xuống đồi, làm cho pháo bị kẹt vào đất và bật ra.
Ba Lan đã cung cấp lô xe tăng Leopard-2A4 đầu tiên cho Ukraine vào 24/2 năm nay trong khi các đợt vận chuyển tiếp theo từ phương Tây dự kiến sẽ tiếp tục trong những tuần tới. Những chiếc 2A4 của năm 1985 là một trong những xe tăng cổ nhất hiện đang được sử dụng.
Với những đặc điểm như khả năng khai hỏa tự động, hệ thống dập lửa, hệ thống kiểm soát hỏa lực có khả năng đối phó với các loại đạn mới cùng tháp pháo được nâng cấp với lớp giáp giáp titan - vonfram phẳng, Leopard-2A4 là biến thể phổ biến nhất của xe tăng Leopard-2.
Tuy nhiên, sức mạnh lớp giáp của Leopard-2A4 trên chiến trường đang là tâm điểm chú ý. Điều này rất quan trọng bởi khả năng sống sót của xe tăng được quyết định chủ yếu bởi lớp giáp của nó.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự JS Sodhi từng phục vụ trong Quân đội Ấn Độ giải thích:
"Từng là một sản phẩm thời Chiến tranh Lạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard không được thiết kế để đối phó với các thiết bị nổ tự chế, tên lửa điều khiển chống tăng và UAV cảm tử. Leopard-2A4 vẫn là giữ cấu hình tháp pháo cũ khiến cho nó ít được bảo vệ hơn trước các tên lửa chống tăng hiện đại.