Theo báo chí đưa tin, tại cuộc họp rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, ứng phó với cơn bão số 3 tại Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai diễn ra sáng nay (20/8) tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Biên phòng khẳng định, dự báo về cấp độ của cơn bão số 3 chưa sát với thực tế.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam. Ảnh: VOV.
"Bão số 3 dự báo phạm vi ảnh hưởng quá rộng, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Trong dự báo, cấp độ phải nhận định, trọng tâm ở đâu, vùng ảnh hưởng phải rất rõ. Khoảng 15h chiều qua (19/8), tôi có gọi điện đến một số đơn vị hỏi xem như nào, nhưng anh em đều nói không biết bão đang ở đâu, trong khi bão đã vào đất liền rồi", Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam phát biểu trong cuộc họp.
Trong bối cảnh thời tiết của Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu, Thiếu tướng Nam nhận định, khâu dự báo hiện nay chưa ngang tầm với diễn biến khí hậu nước ta.
Trang VOV dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam: "Dự báo hiện nay vẫn chưa tương xứng với diễn biến phức tạp của bão. Trên thực tế, chính quyền địa phương thông báo bão nhưng người dân không thấy bão đổ bộ lúc nào, điều này rất khó trong công tác chỉ đạo. Đề nghị phải đầu tư nhiều hơn cho công tác dự báo. Có dự báo chính xác thì mới điều động lực lượng ứng phó bão hiệu quả".
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tính từ 18/8 đến ngày 20/8, bão số 3 đã gây mưa to đến rất to tại các tỉnh Bắc Bộ đến Nghệ An, lượng mưa phổ biến từ 70-150mm.
Về thiệt hại, tính đến 7 giờ sáng ngày 20/8, bão số 3 đã khiến 1 người bị lũ cuốn trôi, 1 người mất tích.
Tại Hà Nội, bão cũng khiến 3 người bị thương do cây đổ và 1 người ở Vĩnh Phúc cũng bị thương, 2 ô tô bị cây đổ gây hư hỏng nặng trên đường Hai Bà Trưng và Phan Chu Trinh.
Bão cũng khiến 13 nhà bị đổ sập, cuốn trôi; 297 nhà bị tốc mái, hư hại; 117 nhà bị ngập nước, khoảng 5.844 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 595 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại; 251 cây bóng mát, cây xanh đô thị bị gãy đổ...
5 cầu nhỏ, ngầm tràn bị cuốn trôi, nhiều vị trí tại các quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, ngập nước hoặc bị đất đá vùi lấp gây ách tắc giao thông.
Đồng thời khiến 2 đập xây bị hư hỏng, 782 m kênh mương, kè bị sạt, trôi, hư hỏng, 63 cột điện bị gãy, đổ.
Mời độc giả xem những hình ảnh nhiều tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3:
Hà Nội:
Cây đè trúng ô tô trên đường Phan Chu Trinh. Ảnh chụp ngày 19/8
Ảnh chụp ngày 19/8.
Cảnh ngập ở khu Chung cư HH2 Dương Nội. Ảnh chụp chiều ngày 19/8
Ảnh chụp ngày 19/8.
Ảnh chụp ngày 19/8.
Nghệ An:
Bản Xốp Dương và bản Chà Nga (Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An) bị nước lũ cô lập, hiện chưa có thông tin về thiệt hại và chưa thể tiếp cận hai bản này. Ảnh: Báo Nghệ An
Theo Báo Nghệ An, xã Mỹ Lý là xã bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, cho đến thời điểm này vẫn còn 2 bản bị chia cắt bởi dòng nước lũ. Ảnh: Báo Nghệ An.
Quảng Ninh:
Lực lượng vũ trang huyện Ba Chẽ giúp dân dọn dẹp sau bão. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Nước ngập lênh láng. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Yên Bái:
Sạt đất tại một hộ dân ở Khu 3, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. Ảnh: Báo Yên Bái
Ảnh: Báo Yên Bái
Ngập ở TP.Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái
Lào Cai: Theo thống kê chưa đầy đủ đến trưa nay (20/8), trên địa bàn toàn tỉnh, mưa lũ làm một người chết một người mất tích, gần 300 ngôi nhà bị hỏng, hàng trăm ha cây nông nghiệp bị vùi lấp.
Một nhà dân ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Báo Lào Cai
Cầu treo xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Báo Lào Cai
Hàng trăm ha cây hoa màu bị hư hỏng. Ảnh: Báo Lào Cai
Mưa lớn khiến đất đá trôi, đổ ra đường tại nhiều tuyến trong thị trấn Sa Pa gây ách tắc giao thông. Ảnh: Báo Lào Cai.
Nhiều hộ dân thị trấn Sa Pa bị ngập úng. Ảnh: Báo Lào Cai.
Sơn La:
Mưa lớn kéo dài làm sụt lún đoạn đường Song Khủa – Liên Hòa (Vân Hồ). Ảnh: Báo Sơn La
Mưa, lũ gây thiệt về người và tài sản tại xã Púng Bánh (Sốp Cộp). Ảnh: Báo Sơn La
Mưa lớn gây ách tắc giao thông các tuyến đường tại Mộc Châu. Ảnh: Báo Sơn La.