Hình ảnh robot đánh trống trường gây sốt mạng, truy tìm nguồn gốc bạn còn bất ngờ hơn!

BOBO |

Nhiều người thắc mắc tại sao không lắp đặt hệ thống chuông báo vào tiết - hết tiết cho chính xác và hiện đại mà lại tạo ra hẳn một "em" robot chỉ để làm công việc đánh trống, chủ nhân của "tác phẩm" này sẽ cho bạn câu trả lời!

Năm học mới sắp bắt đầu cũng là lúc những hình ảnh về trường lớp được chia sẻ sôi động trở lại trên MXH. Mới đây nhất, bức ảnh chụp "em" robot chuyên dùng để đánh trống trường được dựng tại một trường học đã khiến dân mạng vừa thích thú vừa tò mò.

Chúng ta đã quen với hình ảnh bác bảo vệ hay thầy giám thị đánh trống thông báo giờ vào tiết hoặc kết thúc tiết học, việc đưa cả robot vào trường học chỉ để làm mỗi công việc đánh trống hầu như vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Đó cũng là lý do bức ảnh robot đánh trống trường được share trên nhiều diễn đàn, thu hút hàng nghìn lượt like.

Hình ảnh robot đánh trống trường gây sốt mạng, truy tìm nguồn gốc bạn còn bất ngờ hơn! - Ảnh 1.

Đây chính là "em" robot chuyên dùng để đánh trống trường.

Bên cạnh một số bình luận sự sáng tạo của tác giả làm ra "em" robot này, thì cũng có nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao người ta không làm một chiếc loa hẹn giờ có thể phát tiếng trống trường như vậy vừa nhanh lại vừa rẻ hơn là sản xuất hẳn một "em" robot.

Theo tìm hiểu, robot đánh trống trường đã có mặt trên thị trường từ năm 2016. Người chế tạo thành công "em" robot này là thầy Nguyễn Hữu Thọ (giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học SPKT Vĩnh Long).

Được biết, trước khi sáng tạo robot đánh trống trường thầy Thọ cũng đã cân nhắc đến việc các trường sẽ đưa mô hình chuông báo điện tử vào các trường học, song thầy nhận ra tiếng chuông báo không đem lại giá trị truyền thống của ngành Giáo dục như tiếng trống trường.

“Trong thời buổi hiện đại, để giữ lại tiếng trống phải có người canh giờ đánh mỗi ngày nhưng không phải lúc nào cũng chính xác, chỉ cần sơ ý là tiếng trống bị trễ gây mất đồng bộ.

Vì vậy, tôi sáng chế ra robot đánh trống để đáp ứng yêu cầu chính xác trong giờ giấc và đặc biệt là giữ lại nét văn hóa của các trường”, thầy Nguyễn Hữu Thọ từng chia sẻ về sáng chế của mình.

Ý tưởng tạo ra robot đánh trống trường được thầy Thọ ấp ủ từ năm 2014.

Robot đánh trống trường có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: hệ thống điều khiển; cơ cấu chấp hành; giá đỡ trống. Được biết đến nay, robot đánh trống trường được lắp ráp và đưa vào vận hành thử nghiệm tại các trường học ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

Các bạn nghĩ sao về "em" robot này?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại