Hệ thống Răn đe Chiến lược mặt đất đầy tham vọng của Không quân Mỹ sẽ đi về đâu?

Đức Trí |

Bắt đầu từ năm 2017, Không quân Mỹ tiến hành xây dựng Hệ thống răn đe chiến lược mặt đất (GBSD) để thay thế 500 tên lửa Minuteman-3 LGM-30g hiện có của Không quân Mỹ.

Đây là một phần quan trọng trong chiến lược hạt nhân của Quân đội Mỹ nhằm ngăn chặn bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn vào Mỹ.

Theo kế hoạch, đến năm 2028, Không quân Mỹ sẽ bắt đầu bố trí GBSD, tổng kinh phí cho chương trình này lên đến con số khổng lồ hơn 300 tỷ USD. 

Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu chương trình GBSD đã có không ít khó khăn xảy ra, giới quan sát cũng như nhiều quan chức đang đặt dấu hỏi cho chương trình này. Thậm chí, nội bộ Quốc hội Mỹ cũng xảy ra một số tranh cãi về tầm quan trọng của chương trình GBSD.

Chương trình GBSD được xây dựng trên cơ sở sử dụng toàn bộ tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược Minuteman bản cải tiến và hiện GBSD đang có 3 hợp đồng chính gồm:

- Hợp đồng chế tạo phương tiện chứa nhiều đầu đạn tên lửa (MIRV) MK-21A có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân W87-1.

- Hợp đồng giảm rủi ro và thành thục kỹ thuật (TMRR).

- Hợp đồng Giai đoạn Phát triển Sản xuất và Kỹ thuật GBSD (EMD). 

Ba nhà thầu chính tham gia vào chương trình GBSD đó là công ty Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman.

Hệ thống Răn đe Chiến lược mặt đất đầy tham vọng của Không quân Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Mỹ đang phát triển chương trình GBSD đầy tham vọng. Nguồn: Sina

Về phía Boeing, bắt đầu từ năm 1958, Boeing đã phụ trách chế tạo tên lửa đạo đạo liên lục địa (ICBM) Peacekeeper cho Quân đội Mỹ, từ đó công ty này trở thành “ông lớn” trong lĩnh vực tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất của Mỹ. 

Khi khởi động chương trình GBSD, Boeing cũng là nhà thầu chính phụ trách công tác sản xuất tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược Minuteman bản cải tiến. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 trở lại đây, Boeing đang gặp không ít khó khăn, những thông tin gần đây cho thấy, Boeing có thể sẽ bị loại khỏi chương trình GBSD của Mỹ.

Bản thân công ty Boeing cũng đã tuyên bố, Không quân Mỹ trên thực tế dường như đã hủy bỏ hợp đồng tên lửa Minuteman bản cải tiến với Boeing, công ty Northrop Grumman là công ty thay thế. 

Khó khăn chính của Boeing đến từ vấn đề kinh phí, tháng 9/2019, Boeing đã thông báo cho văn phòng dự án GBSD của Không quân Mỹ tại Căn cứ Không quân Hill ở Utah rằng họ sẽ sử dụng hết kinh phí tài trợ nghiên cứu của Quân đội Mỹ vào ngày 18/10. Ngày 21/10, Không quân Mỹ thông báo sẽ không cung cấp thêm bất kỳ khoản ngân sách nào cho công tác GBSD.

Hệ thống Răn đe Chiến lược mặt đất đầy tham vọng của Không quân Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 3.

Không quân Mỹ có thể đã hủy bỏ hợp đồng tên lửa Minuteman bản cải tiến với Boeing. Nguồn: Sina

Còn đối với Lockheed Martin, theo thông cáo báo chí từ Lockheed Martin, Không quân Mỹ (23/10) đã trao hợp đồng chế tạo phương tiện chứa nhiều đầu đạn tên lửa (MIRV) MK-21A. MIRV này có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân W87-1, đầu đạn này cũng được gắn trên ICBM của Mỹ trong tương lai và là tên lửa chính trong GBSD. 

Hợp đồng MK-21A có thời hạn 3 năm, trị giá khoảng 108 triệu USD. Ban đầu, Mỹ muốn lắp đặt MIRV MK-21A mang đầu đạn W8 lên ICBM Peacekeeper LGM-118A, tuy nhiên sau khi loại khỏi biên chế dòng tên lửa Peacekeeper, thiết bị MIRV này bắt đầu được sử dụng trên trên lửa Minuteman-3 LGM-30g. 

Thế hệ tên lửa mới trong GBSD sẽ sử dụng đầu đạn W87-1 bản cải tiến, đầu đạn này sử dụng thuốc nổ không mẫn cảm, do vậy càng an toàn và tin cậy hơn.

Ông John Snyder – Phó Chủ nhiệm chương trình chiến lược cấp cao của công ty Lockheed Martin cho biết, trong cuộc đấu thầu chủ yếu của chương trình GBSD năm 2017, Không quân Mỹ đã loại bỏ Lockheed Martin, lựa chọn Boeing và Northrop Grumman thực hiện hợp đồng TMRR của kế hoạch. 

Tuy nhiên sau này công ty Boeing cũng rơi vào rắc rối và dường như đang phải tạm dừng hợp đồng này. Do vậy, Lockheed Martin sẽ tiếp tục nỗ lực đạt được hợp đồng TMRR để chứng minh kỹ thuật đỉnh cao của công ty, hợp đồng này là yếu tố quan trọn g trong chiến lược của công ty Lockheed Martin.

Hệ thống Răn đe Chiến lược mặt đất đầy tham vọng của Không quân Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 4.

Lockheed Martin (23/10) đã nhận được hợp đồng chế tạo MIRV MK-21A. Nguồn: Sina

Còn về Northrop Grumman, tháng 7/2019, công ty Boeing cũng cho biết, họ sẽ không cạnh tranh với Northrop Grumman trong hợp đồng Giai đoạn Phát triển Sản xuất và Kỹ thuật GBSD (EMD) trị giá 85 tỷ USD. Tuy nhiên tháng 9/2019, công ty Northrop Grumman cự tuyệt hợp đồng EMD với Không quân Mỹ.

Hợp đồng này là do Boeing gây áp lực cho Không quân thông qua Quốc hội để yêu cầu họ hợp tác với Northrop Grumman trong giai đoạn EMD. Nguyên nhân việc cự tuyệt hợp đồng EMD là do Northrop Grumman lo ngại kinh phí cho EMD sẽ bị “đội vốn”.

Không quân Mỹ vẫn không chính thức hủy bỏ hợp đồng của Boeing, nhưng mọi dấu hiệu cho thấy công ty này đang tiến gần hơn đến việc chính thức rút khỏi chương trình GBSD. 

Như vậy, vấn đề sẽ biến thành là Boeing có thể đệ đơn phản đối chính thức với Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), khi đó điều này sẽ làm trì hoãn việc Northrop Grumman đạt được hợp đồng EMD, cũng đồng nghĩa với việc kinh phí EMD sẽ không đủ để Northrop Grumman chế tạo sản xuất.

Hệ thống Răn đe Chiến lược mặt đất đầy tham vọng của Không quân Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 5.

Tháng 9/2019, công ty Northrop Grumman cự tuyệt hợp đồng EMD với Không quân Mỹ. Nguồn: Sina

Tuy nhiên, trong chính sách vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn yêu cầu duy trì lực lượng bộ đội ICBM mặt đất, điều này có nghĩa là trong giai đoạn 2019-206 Mỹ sẽ tiêu tốn khoảng 325 tỷ USD để phát triển lực lượng này. 

Quốc hội Mỹ đang tranh cãi về đầu tư, trong khi các đại gia quân sự đang cạnh tranh quyết liệt. Nếu việc Boeing rút khỏi chương trình GBSD là sự thật, thì những phản ứng chính thức từ Boeing sẽ có thể dẫn đến sự chậm trễ trong kế hoạch phát triển và triển khai các tên lửa mới này. 

Nếu có sự chậm trễ, chắc chắn sẽ dẫn đến sự chậm trễ cũng như gia tăng ngân sách trong việc phát triển thế hệ tên lửa hạt nhân tiếp theo của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại