Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia

Thanh Bình |

Ở Indonesia, núi lửa Semeru, nằm trên đảo Java, mới đây đã hoạt động trở lại, tro bụi bao phủ một số ngôi làng xung quanh sườn núi, khiến dân làng hoảng sợ.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 1.

Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia cho biết có khoảng 550 người đã phải rời bỏ nhà cửa khi núi lửa Semeru phun trào dung nham nóng chảy vào sáng 1/12.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 2.

Trung tâm Giảm nhẹ rủi ro địa chất và núi lửa của Indonesia không nâng cảnh báo đối với núi lửa Semeru vốn đã duy trì ở mức ba kể từ tháng 5. Trung tâm này cũng đã đưa ra khuyến cáo, yêu cầu người dân và khách du lịch tránh xa phạm vi 4 km quanh núi lửa.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 3.

Ngọn núi cao 3.676 m, nằm ở huyện Lumajang, tỉnh Đông Java là núi lửa cao nhất trên đảo Java đông dân nhất Indonesia. Núi lửa Semeru bắt đầu phun trào vào lúc 1 giờ 23 phút sáng 1/12 (giờ địa phương).

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 4.

Người phát ngôn trung tâm, ông Raditya Jati cho biết có 300 người trong số người đi lánh nạn đã di chuyển tới một trạm quan sát, số còn lại ở tạm trong lều trại tại làng Supiturang. Hiện, vẫn chưa có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại liên quan đến vụ phun trào.


Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 5.

Dòng phun nham nóng chảy từ miệng núi lửa bốc cao tới 1km trên bầu trời, trong khi cột bụi khí nóng cao tới 11 km, ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Besok Kobokan.


Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 6.

Đến 3 giờ sáng, khu vực núi lửa phun trào có mưa, khiến tro bụi núi lửa bao trùm khu vực trạm quan sát. Tình trạng hoạt động của núi lửa Semeru hiện ở mức cảnh báo cao thứ 2.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 7.

Trung tâm Giảm nhẹ rủi ro địa chất và núi lửa cũng đã khuyến cáo người dân địa phương không có hoạt động nào tại khu vực nguy hiểm bán kính 1 km tính từ đỉnh núi và 4 km trên sườn núi phía Nam và Đông Nam.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 8.

Hiện cơ quan chức năng Indonesia đã phân phát 4.000 khẩu trang và chuẩn bị cơ sở tiếp nhận người sơ tán để ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 9.

Vụ phun trào nói trên xảy ra 2 ngày sau khi núi lửa Ili Lewotolok phun cột tro bụi cao tới 4.000 m lên bầu trời. Hơn 4.600 người đã phải sơ tán khỏi sườn núi Ili Lewotolok ở trên đảo Lembata, tỉnh Đông Nusa Tenggara.

Hậu quả kinh hoàng của vụ phun trào núi lửa ở Indonesia - Ảnh 10.

Indonesia nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương” là vòng cung kéo dài 40.000 km, nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động địa chất. Trên vành đai này, mật độ các ngọn núi lửa đã và đang hoạt động cũng chiếm tỉ lệ tới 80% số núi lửa trên hành tinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại