Tại sao chúng ta chần chừ khi nhảy việc nhiều đến thế?
Cho dù năm nay bạn bao nhiêu tuổi, xuất thân từ hoàn cảnh nào và có những thành tựu gì, trên hành trình sự nghiệp, sẽ luôn có những thời điểm mà bạn cảm thấy mình cần một sự thay đổi cũng như có những cơ hội mới xuất hiện và hấp dẫn bạn.
Một báo cáo của LinkedIn cho thấy chỉ 25% trong số 313 triệu người dùng của họ thuộc trường phái tích cực chủ động tìm việc. Còn 60% người dùng đều có xu hướng thụ động hơn. Họ sẽ không chủ động nhảy việc, nhưng họ cũng sẽ nghiêm túc xem xét các cơ hội mới.
Truy ngược về cội nguồn, bản chất con người thiên về sợ hãi và trốn tránh sự thay đổi. Giống như triết học Đan Mạch Søren Kierkegaard đã phát hiện ra: "Lo âu là căn bệnh gắn liền với sự tự do". Ngay cả khi hoàn cảnh hiện tại khiến chúng ta không hài lòng, chúng ta vẫn sẽ cố gắng thích nghi với điều đó trước khi chủ động thay đổi.
Thật vậy, phân tích tổng hợp cũng cho thấy rằng mặc dù môi trường làm việc có tình trạng thái độ tiêu cực, khó gắn kết với công việc, văn hóa doanh nghiệp cũng khó hòa nhập, nhìn chung mọi người vẫn tiếp tục giữ vị trí hiện có thêm một thời gian dài.
Hơn nữa, bởi vì không ít người nhảy việc chủ yếu là do yếu tố cảm tính chứ không phải lý trí, nên mọi người càng dễ thất vọng về kết quả. Sau đó, họ lại càng rơi vào suy nghĩ rằng, một môi trường quen thuộc vẫn thoải mái và đảm bảo hơn.
Nghiên cứu học thuật chỉ ra rằng, sự không ổn định trong công việc và sự bất an trong nghề nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến áp lực tâm lý của con người hiện đại. Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới cũng không ngạc nhiên khi coi an ninh nghề nghiệp là một phần quan trọng của chất lượng cuộc sống.
Tất cả những điều trên giải thích rằng, cho dù một công việc nhàm chán đến đâu, chúng ta cũng khó có thể hạ quyết tâm để lập tức buông bỏ nó. Để giúp bạn quyết định xem mình có thể thay đổi công việc vào thời điểm thích hợp nhất hay không, nghiên cứu tâm lý cung cấp cho bạn 5 dấu hiệu sau để phân biệt.
Năm dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bạn cần nhảy việc thật sớm
1. Bạn đã không còn học hỏi được gì từ công việc hiện tại
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong khoảnh khắc hạnh phúc nhất đối với người lớn trưởng thành là khi họ có thể liên tục học hỏi những điều mới mẻ trong công việc và cảm thấy rằng mình đang tiến bộ hơn mỗi ngày. Điều này đặc biệt đúng đối với những người vốn có tính tò mò, sáng tạo và luôn khao khát kiến thức về những điều mới mẻ.
2. Bạn thể hiện hiệu suất kém trong công việc
Nếu bạn đang cảm nhận rõ sự trì trệ của mình, làm việc mà giống như một chiếc xe không người lái, thì mãi mãi sẽ chẳng thể đi được đến đâu. Không sớm thì muộn, trạng thái này sẽ làm thui chột khả năng, hạ thấp giá trị con người trên thị trường tuyển dụng và hồ sơ xin việc của bạn có thể sẽ trở nên xấu hổ.
Nếu bạn muốn làm việc tràn đầy năng lượng và vui vẻ hơn, tốt hơn hết, bạn nên thử thay đổi môi trường và tính chất công việc để tìm ra một khía cạnh có thể kích thích sự nhiệt tình của bạn. Bằng cách này, khả năng làm việc của bạn mới có thể được phát huy tối đa.
3. Giá trị của bạn bị đánh giá thấp
Ngay cả khi nhân viên hài lòng với mức lương và cơ hội thăng tiến, họ vẫn không thể tận hưởng tốt công việc của mình, trừ khi họ nhận được sự công nhận, đặc biệt là công nhận đến từ cấp trên trực tiếp của mình.
Ngược lại, những người thường xuyên bị đánh giá thấp trong công việc dễ cạn kiệt nhiệt huyết và có thể sinh ra những hành vi gây tác động tiêu cực, chẳng hạn như bỏ việc không làm, làm lấy lệ cho có, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Và trong trường hợp một lãnh đạo bị đánh giá thấp, rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với những nhân viên bình thường. Nếu họ sinh lòng ức chế, thực hiện một số hành vi xấu, hậu quả để lại có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.
4. Bạn làm việc chỉ để kiếm tiền
Mặc dù hầu hết thời gian, quyết định của mọi người về công việc được đánh giá dựa trên lý do tài chính. Nhưng một công việc chỉ nhằm duy nhất một mục đích kiếm tiền là công việc không đáng làm nhất.
Theo “Đánh giá nghiên cứu: Tiền có ảnh hưởng đến động lực” từng được đăng trên Harvard Business Review trước đây, khen thưởng có tác động tới tinh thần bao giờ cũng đem tới tác dụng khích lệ cao gấp 3 lần so với khen thưởng chỉ có tác động về vật chất đối với công nhân viên.
Trong một số trường hợp, giá trị vật chất không như ý cũng có thể phản tác dụng, khiến mọi người mất động lực, giảm ham muốn học tập hoặc thử thách cá nhân, dập tắt nhiệt tình với công việc và trở nên tiêu cực.
5. Bạn không thích sếp của mình
Có câu nói rằng: Chúng ta gia nhập vì công ty và rời đi vì ông chủ.
Trong một khảo sát về khả năng lãnh đạo, người ta phát hiện ra rằng 75% nhân viên cho thấy phần căng thẳng nhất trong công việc của họ đến từ người lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp. Đại đa số nguyên do của những người lựa chọn nhảy việc cũng xuất phát từ sếp của họ.
Do đó, việc xây dựng phong thái lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm cần phải đặt lên hàng đầu.
Tất nhiên, 5 dấu hiệu này không phải là tất cả những gì bạn cần chú ý. Có nhiều yếu tố khác cũng đem tới tác động rất lớn khiến bạn buộc phải đưa ra quyết định nhảy việc, chẳng hạn như: sự mất cân bằng và xung đột giữa công việc với cuộc sống, áp lực kinh tế, áp lực cắt giảm nhân sự và các yếu tố địa lý. Nhưng hầu hết các yếu tố này là do môi trường xung quanh gây ra chứ không phải do yếu tố tâm lý, và rất ít có sự thay đổi chủ quan.
Dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng, quyết định “đi hay ở” của bạn có chính xác hay không phải dựa vào kết quả sau cùng và mức độ hài lòng của chúng ta với kết quả đó. Cả hai điều này chỉ có thể xác định sau khi quyết định đã thực sự đưa ra chứ không thể dự đoán trước.
Đó là lý do mà Lincoln đã nói: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó”. Do đó, cách duy nhất để biết sự thay đổi của bạn có chính xác hay không là bạn phải tự quyết định.
*Tổng hợp