Hạ Hầu Uyên bị đại tướng Thục Hán giết tại trận, vì sao con trai ông ta lại chủ động vượt đường sá xa xôi từ Ngụy quốc sang quy hàng Lưu Thiện?

Khánh An |

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng việc gì cũng có lý do của nó và Hạ Hầu Bá có lý do của riêng ông khi quyết định làm việc này.

Trong tác phẩm "Hổ gầm long ngâm", Tư Mã Ý sau khi tiêu diệt sạch thế lực của Tào Sảng đã cho gọi Hạ Hầu Huyền về triều. Khi ấy, bên cạnh Hạ Hầu Huyền chỉ có đúng một người một mực xúi giục ông đầu hàng Thục Hán để báo thù cho quốc gia, người ấy chính là con trai thứ của Hạ Hầu Uyên – Hạ Hầu Bá.

Mọi người chắc đều đã biết Hạ Hầu Uyên bị Hoàng Trung giết chết trong trận Hán Trung, vậy mà Hạ Hầu Bá – là con trai của Hạ Hầu Uyên vì cớ gì lại muốn đầu quân cho Thục Hán – kẻ thù đã giết cha mình?

Đáp án rất đơn giản, bởi vì nợ nước lớn hơn thù nhà.

Tào Ngụy suy cho cùng cũng có một phần công sức xây dựng của nhà họ Hạ Hầu, muốn đoạt lại quyền lực chỉ có thể dựa vào thế lực bên ngoài, mà đường đến Đông Ngô lại quá xa xôi, chỉ có Thục Hán thích hợp với lựa chọn của Hạ Hầu Bá, cho nên Hạ Hầu Bá chọn đầu quân cho Thục Hán.

Ngoài lí do đó ra cũng vẫn còn một số nguyên nhân cụ thể khác, ví dụ như là Hạ Hầu Bá và Lưu Thiện có quan hệ thân thích vì Hạ Hầu Bá thuộc họ Hạ Hầu là họ bên vợ của Trương Phi, mà vợ Trương Phi sinh được hai cô con gái đều gả cho Lưu Thiện và trở thành Hoàng hậu, cho nên Hạ Hầu Bá là cậu vợ của Lưu Thiện, có quan hệ thân thích.

Hạ Hầu Uyên bị đại tướng Thục Hán giết tại trận, vì sao con trai ông ta lại chủ động vượt đường sá xa xôi từ Ngụy quốc sang quy hàng Lưu Thiện? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Hạ Hầu Bá trên phim.

Chính vì thế khi Lưu Thiện triệu Hạ Hầu Bá đến gặp, Lưu Thiện đã khuyên giải rằng: "Cha của người chết trong chiến trận, chứ không phải do người của thế hệ trước giết hại." Sau đó lại chỉ vào con trai mình nói: "Đây chính là cháu của nhà Hạ Hầu." Cũng nhờ vào mối quan hệ này nên Hạ Hầu Bá được Lưu Thiện trọng dụng.

Hạ Hầu Bá khi ấy cũng đã lớn tuổi, trước khi bị Tư Mã Ý bắt ông đã quyết định rời khỏi Ngụy quốc, tự mình đi đến nước của đối thủ. Đường núi gập ghềnh khó đi, lại thêm còn lạ đường nên Hạ Hầu Bá bị lạc đường. Không những vậy, chân của Hạ Hầu Bá lại bị thương, lương thực mang theo cũng đã ăn hết, buộc phải giết ngựa để duy trì mạng sống.

Quãng thời gian đó Hạ Hầu Bá như người không chốn dung thân, nếm trải những đau khổ vất vả không ai biết.

Hạ Hầu Bá cứ tập tễnh mà đi như thế, lúc mệt thì nghỉ ngơi trên phiến đá. Ông cũng muốn tìm người hỏi thăm đường đến nước Thục, nhưng lại không gặp được ai. Vốn đã nghĩ bản thân phải chết nơi núi non, nhưng bất ngờ lại được kỵ binh trinh sát của Thục Hán cứu sống.

Hạ Hầu Uyên bị đại tướng Thục Hán giết tại trận, vì sao con trai ông ta lại chủ động vượt đường sá xa xôi từ Ngụy quốc sang quy hàng Lưu Thiện? - Ảnh 4.

Ban đầu, Lưu Thiện nghe tin Hạ Hầu Bá đến quy hàng thì rất vui mừng. Thục Hán vẫn luôn chiếm giữ một phương, tự xưng là tông thất chính tông nhà Hán, nhưng Tào Ngụy mới là nước chiếm đóng phần lớn thiên hạ. 

Bây giờ lại có trọng thần Ngụy quốc đầu quân cho Thục Hán, chẳng phải là nói rằng Thục Hán thuận theo ý trời, đến ngay cả đại thân nhà Ngụy cũng vượt nghìn dặm đường xa đến đầu quân hay sao?

Nhưng tiếc là trừ ghi chép về việc Hạ Hầu Bá cùng Khương Duy dẫn quân Bắc phạt thì mọi chuyện sau này của Hạ Hầu Bá đều không có ghi chép lại, thậm chí đến ngay cả năm mất của ông được lưu lại thông tin.

Một nhân vật lịch sử có tầm quan trọng như vậy mà trong tác phẩm "Tam Quốc chí" của Trần Thọ cũng bị đơn giản hóa một cách thái quá, "vì kiêng dè kẻ mạnh" mà giấu đi những việc quan trọng mà nhân vật này đã trải qua, khiến cho thế hệ sau này mất đi cơ hội nghiên cứu về bộ tư liệu đầu tiên có liên quan đến sự thật của một số sự kiện lịch sử trong giai đoạn này.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại