Thông báo này được đưa ra sau khi công ty này bị cơ quan chống độc quyền Singapore phạt 4,7 triệu USD vì vụ thâu tóm Uber Đông Nam Á và vài tuần sau khi công ty gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc cho dừng dịch vụ tương tự vì 2 vụ sát hại hành khách bởi tài xế của hãng này.
Cụ thể, Grab sẽ dừng dịch vụ đi chung xe GrabHitch từ 1h đến 5h sáng, bắt đầu từ ngày 1/10 nhằm "nâng cao trải nghiệm và sự an toàn cho cộng động lái xe và hành khách của mình".
Dịch vụ GrabHitch được quảng cáo là dịch vụ "xã hội", nơi hành khách "mở rộng mạng lưới xã hội của mình" và "làm quen với nhiều bạn mới". Với GrabHitch, các hành khách đi chung xe chia sẻ tiền cước.
Thông báo dừng dịch vụ này của Grab được đưa ra trong bối cảnh các công ty gọi xe trên khắp thế giới đang phải xem xét lại các biện pháp an toàn cho người dùng. Vào tháng trước, Didi Chuxing là tâm điểm của chỉ trích sau khi 2 hành khách của hãng này bị sát hại trong vòng 3 tháng khi đang sử dụng dịch vụ đi chung xe. Một trong 2 vụ có liên quan tới một tài xế chưa đăng ký của Didi.
Người sáng lập Didi Cheng Wei và chủ tịch Jean Liu sau đó đã phát đi thông cáo xin lỗi, cho rằng "việc mở rộng không ngừng" và theo đuổi quy mô là lý do dẫn tới sự thiếu kiểm soát an ninh cho dịch vụ của mình. Hãng này cũng đã dừng dịch vụ đi chung xe và dừng các dịch vụ vào đêm muộn trong vòng một tuần để gia tăng các biện pháp an toàn.
Một người phát ngôn của Grab cho biết cho dừng dịch vụ đi chung xe sau khi công ty nhận được những "phản hồi tiêu cực từ các đối tác lái xe", ví dụ như hành khách dịch vụ này sau rượu hoặc hiếu chiến. Hãng này nói rằng cho dừng dịch vụ không vì lý do nào cụ thể.
Vào ngày 24/9, Grab bị Cơ quan giám sát chống độc quyền Singapore phạt 6,4 triệu Đôla Singapore (4,7 triệu USD) vì thương vụ thâu tóm Uber tại Đông Nam Á. Uber cũng bị phạt 6,6 triệu Đôla Singapore (4,8 triệu USD). Sau thương vụ không được tiết lộ giá trị này, Uber sở hữu 27,5% cổ phần Grab.
Grab hiện là startup công nghệ giá trị nhất tại Đông Nam Á với các cổ đông lớn gồm Didi, Uber Technologies và Japan's SoftBank Group Corp.