Góc khuất cuộc đời diễn viên hài nổi tiếng với "bản mặt rất hớn"

Cẩm Giang |

Đó là quãng thời gian mà bây giờ, mỗi lần nhớ lại, diễn viên hài Nhật Cường vẫn thấy đong đầy cảm xúc.

Danh hài Nhật Cường tên đầy đủ là Võ Nhật Cường, sinh năm 1965. Ngay từ nhỏ, anh đã có đam mê với môn kịch câm.

Nhìn thấy các diễn viên chỉ bằng hình thể truyền tải được cảm xúc và câu chuyện đến người xem, anh đã quyết tâm tiếp cận bằng được môn nghệ thuật này.

Như sự sắp đặt của định mệnh, thời điểm ấy có một giáo viên từ Liên Xô về dạy ở nhà văn hóa thiếu nhi Phú Khánh, Khánh Hòa, Nhà Trang. Anh đến thi tuyển, đậu rồi theo thầy học.

Từ đó, bản năng bắt đầu có. Trong lớp chỉ có vài ba đứa giỏi thôi và mình may mắn có trong số đó.

Hơn nữa mình lại là thiếu niên tiền phong, được đại diện cho tỉnh đi giao lưu trại hè với các tỉnh bạn. Mỗi lần như thế tôi lại được thể hiện tài năng ở các hội thi ca múa nhạc.

Hầu như mình đều giành chiến thắng vì chẳng mấy ai được tiếp xúc với kịch câm như mình ngày ấy. Nghĩ ra một tiểu phẩm bằng kịch câm khó hàng trăm lần bằng lời nói vì đòi hỏi trí tưởng tượng khủng khiếp.

Khi thi vào trường Sâu khấu, chỉ cần thể hiện vài đường là thầy cô đã biết mình có năng khiếu, vậy là đậu.

Hơn 2000 người đi thi nhưng chỉ chọn có 7. Vô trường vì to đầu nhất nên mình được làm lớp trưởng. Ngày ấy lớp có 14 người nhưng bây giờ theo nghề có 2,3 người. Được nhiều người biết tới chỉ có Nhật Cường, Hoàng Sơn thôi”, anh nhớ lại.

Góc khuất cuộc đời diễn viên hài nổi tiếng với bản mặt rất hớn - Ảnh 1.

Những ngày cơ cực

Cũng như số đông sinh viên ngày ấy, Nhật Cường và các bạn đều đói. Hết bơm rồi vá xe, cả bọn kì cạch cũng chẳng được mấy đồng. Đã nghèo còn gặp cái eo, mượn xe của người ta còn làm mất, làm quần quật cũng chẳng đủ tiền đền.

Cơm thì ăn theo tem phiếu, cứ hai thằng ăn chung một phần cơm, phần còn lại để dành mua cafe uống. Mỗi tháng được một ký thịt, một ký đường thì dùng chung, còn lại mang bán để dành tiền.

Thêm vào đó, lịch học bên trường kéo dài từ sáng tới chiều. Trưa đã ở lại trường, không ăn cơm được, tối lại về muộn chẳng còn cơm mà ăn. Nguyên tháng thèm cơm mà mấy thằng cũng chỉ ăn được vài lần.

Bế tắc quá, bốn thằng chơi chung quyết định bốc thăm xem đứa nào trúng thì cua nhỏ phát cơm để có về muộn thì nhỏ vẫn dành phần cơm cho. Ba thằng còn lại theo đó mà được hưởng. Đó là câu chuyện bi hài”, anh cười.

Cái đói hoành hành nhưng ước mơ được bước chân lên sân khấu còn rần rật hơn bao giờ hết. Thế là liều. Anh cùng mấy người bạn nữa lập nhóm tấu hài.

Nhưng ngày xưa đi diễn phải trốn vì nhà trường biết được sẽ đuổi học và trả về địa phương ngay lập tức.

Vất vả là vậy nhưng được làm công việc mình thích, ai cũng khoái. Có lần diễn cảnh đạp xích lô, Nhật Cường lấy hai cái ghế ghép lại, đang diễn say sưa thì ghế gãy, anh ngã nhào xuống sân khấu.

Mặt sượng trân, người thì đau nhưng danh hài vẫn cố vớt vát: “Xe bể bánh rồi, phải thay thôi”. Chính những câu chuyện dở khóc dở cười ngày ấy đã mang lại cho anh nhiều trải nghiệm và bản lĩnh sân khấu để có một Nhật Cường như ngày hôm nay.

Góc khuất cuộc đời diễn viên hài nổi tiếng với bản mặt rất hớn - Ảnh 2.

Có lúc tưởng chừng hết đường theo nghề

Hết 4 năm Đại học, danh hài Nhật Cường về đoàn kịch nói Nha Trang. Được một năm tha thiết thì vì một vài lý do nội bộ, đoàn giải tán. Đang có tổ chức bỗng nhiên bơ vơ, anh cứ nghĩ đường nghề của mình vậy là xong, chấm hết.

Nhật Cường về lại nhà, phụ ba mẹ bán bánh. Thỉnh thoảng có mấy chương trình văn nghệ khóm, người ta kêu thì đi. Khoảng thời gian đó được danh hài gọi là “coi như bế tắc”.

Nhưng một ngày cũng như mọi ngày, anh nhận được được tín của Phước Sang với nội dung: “Vào Sài Gòn gấp, có công việc”, thế là khăn gói lên đường dù chẳng biết điều gì đang chờ đợi ở phía trước.

Vào lại Sài Gòn, anh ở nhà Phước Sang rồi viết đề cương thành lập sân khấu hài gồm những người anh em từng một thời sống chết trong trường Sân khấu.

Ban đầu, cả nhóm định đặt tên là Đời mới nhưng sau đó, nhờ sự gợi ý của đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, họ quyết định đổi sang Tuổi đôi mươi.

Nhớ lại khoảng thời gian ấy, Nhật Cường kể: “Cả nhóm ăn khoai lang, khoai mì, uống trà đá để tập. Những gì được học ở trường, nhóm mang ra thể hiện hết. May mắn là được khán giả yêu thương rồi Tuổi đôi mươi kéo nhau đi thi hội diễn.

Sau đó, nhóm mới bắt đầu làm những vở kịch dài và tiếp tục thành công, mình cũng theo nghề luôn từ đó.

Thời điểm ấy, bên cạnh sân khấu, mình còn làm trợ lý và phó đạo diễn của một số phim như Lệnh truy nã, Mênh mông tình buồn... Mình như Thiên Lôi, ai kêu đâu đánh đó. Cuộc sống bấp bênh thật nhưng mê lắm, làm không biết ngày mai luôn.

Lúc ấy chỉ quan trọng khi bước lên sân khấu, được mọi người thấy công việc mình làm là sung sướng, còn chuyện có được treo tên, treo hình trên băng-rôn không quan trọng. Đến giờ mình vẫn nghĩ như thế”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại