Reuters dẫn nguồn một thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại UAE cho hay cho hay, Bắc Kinh đang cân nhắc lời đề nghị của Mỹ tham gia hộ tống các tàu đi qua Vịnh Ba Tư. Cụ thể, theo Đại sứ Trung Quốc tại UAE Ni Jian, trong trường hợp tình huống khẩn cấp xảy ra, Trung Quốc sẽ xem xét khả năng để đội tàu quân sự hỗ trợ cho các tàu thương mại nước này.
Mỹ hiện đang tìm mọi cách vận động cho sáng kiến thành lập một liên minh hàng hải quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn cho việc đi lại của tàu bè trong Vịnh Ba Tư. Cho tới giờ, mới chỉ có Anh – một đồng minh lâu năm của Mỹ, đã chính thức tuyên bố sẽ gia nhập sứ mệnh bảo hộ các tàu thương mại. Tháng trước, Mỹ đã mời Nhật Bản – một nhập khẩu dầu mỏ quan trọng từ khu vực tham gia liên minh.
Cho tới gần đây, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có đưa ra lời đề nghị tương tự cho Bắc Kinh hay không. Trung Quốc có mối quan hệ năng lượng với Iran, nhưng đồng thời cũng nhập khẩu dầu mỏ từ đối thủ chủ chốt của Tehran là Arab Saudi.
Tuy nhiên, hồi cuối tháng sáu, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác "phải bảo vệ các tàu của mình" tại Vịnh Ba Tư - cũng là nơi mà hạm đội số 5 của Mỹ đang đóng quân. Thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Abu Dhabi là bằng chứng đầu tiên cho thấy Washington thực sự đã "có lời" đối với Bắc Kinh.
Giáo sư chính trị học Oleg Matveychev từ Đại học Kinh tế Nga thừa nhận, trong một hoàn cảnh nhất định, Trung Quốc có thể tận dụng đề nghị mà Washington đưa ra.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cân nhắc và quyết định nên đưa các tàu quân sự tới khu vực. Điều này sẽ một lần nữa chứng minh sức mạnh và năng lực của Bắc Kinh trong việc duy trì hiện diện ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Cùng lúc nó cũng có lợi cho cả Iran.
Trung Quốc có thể tận dụng toan tính ngoại giao sai lầm của Mỹ và đưa tàu quân sự tới Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, do Bắc Kinh hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Iran, Tehran gần như chắc chắn sẽ không tạo ra bất kỳ khó khăn nào cho các tàu thương mại của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của Sputnik rằng liệu có một lối đi riêng an toàn cho các tàu chở dầu Trung Quốc đi qua Vịnh Ba Tư ở thời điểm hiện tại, Giáo sư Chen Xiaoqin từ Trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nói:
"Vịnh Ba Tư là một khu vực rất không ổn định, nơi các cuộc xung đột địa phương nổ ra thường xuyên; đặc biệt là giờ đây khi đang có bất hòa nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran. Một ví dụ là vụ tấn công tàu chở dầu mới đây tại Vịnh Ba Tư. Tất cả những điều này có thể tạo nên một nguy cơ bị tấn công nhất định cho hành trình của các tàu chở dầu Trung Quốc".
Nhận định về khả năng bên nào có thể tấn công tàu Trung Quốc, ông Chen cho hay:
"Rất khó để nói bên nào sẽ có cơ hội đó. Từ góc nhìn lợi ích xung đột, trong trường hợp xung đột xảy tới, con đường giao thương dầu mỏ này rất quan trọng. Cần phải biết được Trung Quốc có xung đột lợi ích với bên nào. Và nếu nó xảy ra, việc cung dầu sẽ trở thành một vấn đề khá lớn cho Trung Quốc bởi vì nếu kênh cung cấp dầu bị tắc nghẽn, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình huống nguy hiểm".
"Do nhập khẩu dầu mỏ, Trung Quốc cần phải đảm bảo sự an toàn của các tàu vận chuyển. Nếu an ninh không được đảm bảo, thì sớm hay muộn, nguy cơ lớn sẽ xảy ra cho nhập khẩu dầu Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh phải hộ tống cho các tàu của mình và duy trì an ninh cho họ trong khả năng có thể. Một đảm bảo an ninh chính là bảo hành cho lợi ích thương mại", giáo sư trường Đại học Nhân dân khẳng định.
"Trong khi đó, các vấn đề dầu mỏ không chỉ ảnh hưởng tới các lợi ích kinh tế mà còn cả chính trị, quân sự và chiến lược của Trung Quốc. Hơn nữa, việc tàu chiến Trung Quốc hộ tống tàu thương mại Trung Quốc là màn đặt giá lớn cho Bắc Kinh. Giữa các xung đột khu vực và tấn công khủng bố, nếu được trao cơ hội như vậy, Trung Quốc nên làm mọi cách có thể để đảm bảo an ninh cho các tuyến đường vận chuyển năng lượng".
Căn cứ hỗ trợ hậu cần của Trung Quốc tại Djibouti từng tham gia các sứ mệnh hộ tống do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề xuất tại Vịnh Aden và bên ngoài bờ biển Somali trong cuộc chiến chống lại nạn cướp biển. Trong khi đó, hạm đội hải quân số 5 của Mỹ đang đóng tại Bahrain.
Tuy nhiên, giữa bối cảnh đối đầu quân sự - chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang trên quy mô toàn cầu, liệu các tàu chiến của hai cường quốc có thể "sánh vai" hiện diện trong cùng một khu vực và vì cùng một đích?
Câu trả lời cho vấn đề này hiện vẫn còn là một ẩn số.