Giới khoa học nói gì về thủy quái khổng lồ bất ngờ trôi dạt vào đảo ở Đông Nam Á?

Cẩm Mai |

Người dân đảo Seram không ngại lội ra biển để xem và chụp ảnh con thủy quái. Thấy nó có xúc tu nên họ nghĩ nó là con mực ống, nhưng giới khoa học không tán thành.

Sinh vật lạ khổng lồ chết gần đảo Seram đã làm nổ ra cuộc tranh cãi toàn cầu trong giới khoa học nhằm phán đoán nó là con gì và nó bị chết do hiện tượng tự nhiên nào hay vì nguyên nhân nào khác.

Vào tối ngày 10/5, ngư dân Asrul Tuanakota, 37 tuổi, đảo Seram đã phát hiện ra sinh vật lạ khổng lồ dài đến 15,2m nằm trong vùng nước nông gần đào Seram, trong tình trạng thi thể đang thối rữa và bị chảy máu.

Người dân địa phương không ngại lội ra biển để xem và chụp ảnh con thủy quái. Thấy nó có xúc tu nên họ nghĩ nó là con mực ống.

Giới khoa học nói gì về thủy quái khổng lồ bất ngờ trôi dạt vào đảo ở Đông Nam Á? - Ảnh 1.

Người dân lội ra biển xem thủy quái.

Họ yêu cầu chính phủ Indonesia giúp đỡ để di rời thi thể sinh vật lạ đi bởi nó đang bốc mùi hôi thối.

Nhà khoa học George Leonard thuộc cơ quan Bảo tồn Đại dương cho rằng, nó là con cá voi tấm sừng hàm. Vì ông thấy một phần khung xương nhô ra như tấm sừng hàm mà cá voi dùng để lọc thức ăn. Ngoài ra ông phán đoán còn dựa vào đặc điểm địa lý vị trí phát hiện ra thủy quái. Seram là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Maluku và cũng nằm gần tuyến đường di cư của cá voi tấm sừng hàm.

Giới khoa học nói gì về thủy quái khổng lồ bất ngờ trôi dạt vào đảo ở Đông Nam Á? - Ảnh 2.

So sánh với cá voi tấm sừng hàm.

Tuy nhiên, theo báo Live Science, thi thể cá voi chết thường bị chìm xuống đáy biển, trở thành "đại tiệc" cho các sinh vật biển khác, chứ không nổi lên như vậy.

Cho nên, tờ báo này đặt ra giả thuyết: cá voi bị nhiễm vi khuẩn làm sản sinh ra khí độc hoặc nó bị chết do vi khuẩn và khí độc tích tụ lại làm thi thể trương phềnh nổi lên.

Ông Nikolay Kim thuộc Viện Nghiên cứu Ngư dân và Hải dương học Sakhalin, cho biết, ông không biết nó là con gì, mà chỉ có thể khẳng định rằng nó không phải là quái vật địa phương và nó không ăn thịt người.

Regina Asmutis – Silvia, giám đốc cơ quan Bảo tồn cá voi và Cá heo, hoàn toàn không đồng ý với ý kiến cho rằng; nó là con mực ống bởi chúng là động vật không xương sống, trong khi rõ ràng sinh vật lạ này có xương hàm, xương sọ, và cả xương sống.

Vì vậy, ông cho rằng đó là con cá voi lưng xám. Một số loài cá voi tấm sừng hàm lưng xám có rãnh bụng chạy từ cằm đến nút bụng của chúng. Đó là mô giãn nở mở rộng khi chúng ăn.

Giới khoa học nói gì về thủy quái khổng lồ bất ngờ trôi dạt vào đảo ở Đông Nam Á? - Ảnh 3.

So sánh với cá voi lưng gù.

Các nhà nghiên cứu sinh vật biển cũng thiên về nhận định: nó là con cá voi.

Nguồn: Washington Post, Mysterious Universe


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại