Giằng co căng thẳng, Nga-Ukraine đối mặt nguy cơ kéo nhau cùng sa xuống vũng lầy

Linh Nguyễn |

Time nhận định, tình hình Nga - Ukraine đang ngày một xấu đi. Loạt diễn biến theo chiều hướng đi xuống đẩy căng thẳng khu vực lên tầm nghiêm trọng.

Vào tháng 1/2017, cựu chiến binh người Ukraine dựng hàng rào giao thông tự phát, chắn lối vào các tỉnh ly khai ở phía đông nhằm phản đối thái độ hợp tác của chính phủ Ukraine đối với phe thân Nga tại đây.

Vào 15/3, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hợp thức hóa rào chắn nói trên, trong nỗ lực gìn giữ sự ủng hộ của người dân và làm chủ tình huống nhạy cảm. Phía thân Nga giữ thái độ phản kháng, thách thức.

Không chỉ vậy, Nga được cho là đã công nhận các giấy tờ tùy thân và nhiều loại giấy tờ khác do lực lượng đòi độc lập thuộc miền Đông Ukraine cấp. Time dự đoán, có thể sắp tới Moscow sẽ có động thái hợp pháp hóa quan hệ thương mại - kinh tế với các khu vực ly khai tại Ukraine.

Nói cách khác, quan hệ Nga - Ukraine càng lún sâu vào thế bế tắc.

Theo Time, Ukraine đã tụt hậu so với các nước láng giềng Ba Lan và Hungary trong vòng 25 năm qua. Để đạt được mức sống cao hơn, Ukraine phụ thuộc vào quan hệ chặt chẽ với châu Âu; nhưng nhu cầu hòa bình và an ninh ổn định lại đòi hỏi Kiev phải đạt được quan hệ bình ổn với Moscow.

Điều này đẩy ông Poroshenko vào thế bí. Xung đột với Nga đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10.000 người, và Poroshenko hiểu rõ rằng nhiều người Ukraine sẽ không chấp nhận bất cứ động thái nào đưa một  phần đất nước ngả về châu Âu bằng cách chấp nhận nền độc lập của các tỉnh ly khai..

Trong khi đó, Nga muốn đảm bảo Ukraine vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng lại không thể thâu tóm phần còn lại của nước này; bởi thất bại, nếu xảy ra, sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin. Các chi phí của việc đóng giữ Ukraine, một quốc gia có 42 triệu người, cũng vượt quá khả năng chi trả của Nga.

Thay vào đó, Putin đã duy trì tình trạng bất ổn tại Ukraine để buộc Kiev phải chấp nhận để cho các tỉnh lị đòi độc lập nói riêng và Kremlin nói chung quyền bỏ qua các chính sách thương mại - đối ngoại của Ukraine.

Mặc dù vậy, Time nhận định nhiều lãnh đạo phương Tây muốn đứng về phía Ukraine, nhưng lại không muốn gánh vác áp lực của việc bảo vệ cho một đất nước có quá ít tầm ảnh hưởng trong tâm trí người dân của họ.

Theo Time, thế bế tắc hiện tại còn đang để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của cả Nga và Ukraine. Lệnh phong tỏa miền Đông có thể khiến nền kinh tế vốn đã rệu rã của Ukraine mất đi 1,3%.

Về phần Nga, giá dầu không có dấu hiệu khởi sắc sẽ buộc Kremlin phải cân nhắc kỹ lưỡng về các khoản đầu tư khổng lồ cho các tỉnh lị đòi độc lập của Ukraine trong tương lai bất định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại