Marilyn Monroe (1/6/1926 - 5/8/1962) là một huyền thoại. Trong suốt cuộc đời cô đã trở thành một biểu tượng mà bất cứ cô gái nghèo nào mơ ước có thể đạt được.
Đối với thế giới, cô là tượng đài của sự nữ tính và gợi cảm, đủ sức khiến hàng triệu trái tim mãi mãi mê mẩn dù đã qua đời cách đây 54 năm.
Ngày 5/8/1962, Marilyn Monroe qua đời vì nghi ngờ dùng thuốc quá liều. Cái chết bi kịch đã chấm dứt cuộc đời một trong những nữ minh tinh nổi tiếng nhất nước Mỹ thế kỷ 20.
Mặc dù nguyên nhân thực sự đằng sau cái chết của “biểu tượng gợi cảm” đến nay vẫn khiến báo giới tốn nhiều giấy mực, nhưng đến năm 2015, một vài câu chuyện đằng sau lễ tang của Marilyn Monroe cũng được người trong cuộc tiết lộ.
Nhan sắc tàn phai của Marilyn Monroe
Trong cuốn sách “Pardon My Hearse” (Hãy thứ lỗi cho chiếc xe tang của tôi), tác giả Allan Abbott đã kể lại chi tiết về ngày 5/8/1962 – khi ông cùng cộng sự Ron Hast được cảnh sát phía Tây Los Angeles gọi đến để khâm liệm cho ngôi sao Marilyn Monroe.
Abbott & Hatt - công ty làm dịch vụ tang lễ cho những người nổi tiếng thập niên 60 tại Mỹ.
Allan Abbott và Ron Hast bắt đầu công việc dịch vụ tang lễ vào những năm 50. Nhờ các mối quan hệ, chiếc xe tang của họ trở thành xe đưa tang cho những người nổi tiếng trong Hollywood như Jack Warner, người đứng đầu của Warner Brothers, diễn viên Jimmy Durante, ca sĩ Mario Lanza…
Ngày định mệnh hôm đó, tại căn nhà số 1230 đường Fifth Helena, Brentwood, Allan Abbott lần đầu được gặp Marilyn Monroe “bằng xương bằng thịt”, tuy nhiên ấn tượng đó hoàn toàn không như những gì trên màn ảnh và báo chí miêu tả.
Tử thi Marilyn sau khi cảnh sát khám nghiệm đã được Nhà tang lễ Westwood Village Memorial di chuyển tới nhà xác để, nhường phần khâm liệm cho ông Allan để chuẩn bị cho đám tang.
Sau khi khám nghiệm tử thi, cảnh sát đưa thi thể Marilyn đi khâm liệm.
Allan kể lại rằng, bác sĩ Hyman Engelberg là người đã gọi điện cho đồn cảnh sát thông báo về cái chết bất ngờ của Marilyn.
Trước đó, một vị bác sĩ khác của Los Angeles, Ralph Greenson, khẳng định Monroe chết vì uống thuốc Nembutal quá liều và cho rằng đây là một vụ tự tử.
Theo mô tả của Allan, thi thể Marilyn được phát hiện trong tình trạng nằm sấp nên gương mặt có nhiều vết bầm, cổ sưng.
Ông khẳng định những vết kim tiêm trên thi thể Marilyn đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Người ta chỉ tìm thấy những vết này ở dưới cánh tay cô, một vị trí mà chỉ các bác sĩ mới thường sử dụng.
Căn phòng nơi người ta phát hiện nữ minh tinh qua đời.
“Khi chúng tôi mở lớp ga phủ trên người Marilyn ra, thật không thể tin đây chính là nữ minh tinh nổi tiếng. Trông cô ấy chẳng khác gì một phụ nữ trung niên không biết tự chăm sóc bản thân.
Rõ ràng, cái chết của cô đã khiến ngoại hình cô ấy trở nên tồi tệ và không thể nhận ra nổi. Tóc cô ngắn và xoăn nhưng lâu không được nhuộm lại nên chân tóc mọc ra có màu nâu sáng, chứ không phải màu bạch kim như phần thân tóc.
Tôi đoán rằng cô ấy không cạo lông chân ít nhất một tuần, còn đôi môi thì thì nứt nẻ. Cô ấy cũng cần được làm móng tay, móng chân”, Allan Abbott nói.
“Thông thường khi một ai đó qua đời, trọng lực sẽ khiến máu dồn xuống phần thấp nhất của cơ thể. Sự chuyển màu này khó nhận ra do nhiều người đều chết trong tư thế nằm ngửa.
Trong trường hợp của Marilyn, cô ấy chết úp mặt xuống giường, vì thế mặt xuất hiện những vệt tím bầm, cổ bị sưng to. Người ta đã tắm rửa cho cô ấy ở văn phòng điều tra”, ông Abbott nói tiếp.
Để giúp cổ Marilyn đỡ sưng, ông Allan quyết định phải tiến hành phẫu thuật. Ông và các đồng nghiệp đã cắt một phần da ở gáy và khâu lại. Sau đó, khi tìm quần áo để mặc cho cô, họ phát hiện ra cô “chưa bao giờ mặc quần lót”.
“Tôi còn nhận thấy rằng hình ảnh bộ ngực của Marilyn nhỏ hơn nhiều so với kích thước thật”, Allan viết.
Sau khi công ty của Allan hoàn tất việc khâm liệm cho Marilyn, bà Hamrock – vợ của người quản lý nghĩa trang Westwood Village Memorial đã bước tới kiểm tra lần cuối và nói rằng: “Trông không hề giống Marilyn Monroe. Ngực của cô ấy đâu?”
Rồi bà rút hai miếng độn ngực từ trong váy của Marilyn ra, ném vào thùng rác và dùng bông nhồi lại vào áo lót của cô. Lúc này, bà Hamrock lùi lại phía sau, ngắm nghía và thốt lên: “Giờ trông giống Marilyn hơn rồi đấy”.
Thi thể nữ diễn viên tại nhà xác Westwood Village.
Hai chuyên gia trang điểm cho người nổi tiếng Sydney Guilaroff và Allan 'Whitey' Snyder sau đó giải thích rằng Marilyn Monroe có vòng 1 không hề hoàn hảo. Cô phải dùng các vật dụng để nâng ngực do vòng 1 bị chảy xệ.
Lời tạm biệt một biểu tượng của điện ảnh Mỹ
Lễ tang Marilyn Monroe diễn ra vào 1 giờ chiều ngày 8/8/1962 tại khu tưởng nệm nhà tang lễ Westwood Village. Đó là một nghi lễ riêng tư với sự có mặt của những người thân cận nhất.
Joe DiMaggio, chồng cũ và cũng là bạn thân của Marilyn, và người quản lí kinh doanh Inez Melson đứng ra lo liệu mọi thứ cho đám tang được chu toàn nhất. Không ai trong số những người bạn Hollywood được mời.
Giây phút từ biệt mọi người, Marilyn nằm trong chiếc quan tài bằng đồng, lót trên tấm vải satin màu rượu sâm banh. Ngôi sao huyền thoại mặc chiếc váy Pucci xanh, tông xuyệt tông với khăn quàng chiffton xanh lá cây, màu yêu thích của cô.
Chiếc váy xanh này được chọn để mặc cho Marilyn Monroe khi tiến hành tang lễ.
Bộ ảnh cuối cùng của Marilyn được chụp ngày 13/7/1962 tại một bãi biển ở Santa Monica.
Do những tổn thương sau các khám nghiệm tử thi, chuyên gia trang điểm Allan 'Whitey' Snyder đã tân trang lại nhan sắc cho Marilyn. Đồng thời, cô cũng được thợ làm tóc Agnes Flanagan chuẩn bị một mái tóc giả giống với mái tóc nữ minh tinh từng sử dụng trong bộ phim cuối cùng “Something's Got to Give”.
Trong tay Marilyn Monroe là một bó hoa hồng màu hồng trà, món quà từ DiMaggio, người chồng cũ đã thức nguyên đêm để trò chuyện và canh thi thể cô.
“Chúng tôi có mặt ngày hôm nay, biết rằng Marilyn – một con người ấm áp, bốc đồng, nhút nhát và nhạy cảm. Trong ký ức của chúng ta, cô ấy không chỉ là một cái bóng trên màn ảnh, hay một minh tinh quyến rũ.
Cô ấy là một người bạn tận tâm, trung thành, một đồng nghiệp không ngừng vươn đến sự hoàn hảo. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau và sự khó khăn, chia sẻ niềm vui với nhau.
Rất đau đớn để chấp nhận con người đầy say mê ấy kết thúc cuộc sống bởi tai nạn khủng khiếp này. Tôi hi vọng cái chết của cô sẽ đánh thức sự cảm thông và thấu hiểu cho một nghệ sĩ nhạy cảm, một người phụ nữ mang lại niềm vui cho thế giới.
Tôi không thể nói lời tạm biệt. Marilyn không bao giờ thích từ biệt, nhưng trong cách đặc biệt mà cô đã rời khỏi để những người xung quanh ở lại - tôi sẽ nói ‘au revoir’ (“tạm biệt” trong tiếng Pháp)”, trích điếu văn tiễn đưa Marilyn Monroe.
Có thể nói, đằng sau vẻ hoàn hảo trên màn ảnh mà công chúng vẫn luôn ngưỡng mộ, Marilyn còn là biểu tượng của một thế hệ khác biệt. Cô là điển hình của những con người giàu cảm xúc, luôn tìm cách che giấu sự tuyệt vọng, sự chết dần chết mòn trong tâm hồn bằng nụ cười căng tràn sức sống.