Những lần ồn ào vì nghi án "vay mượn" ý tưởng
Sơn Tùng được xem như là một hiện tượng ca nhạc đáng chý ý nhất trong những năm gần đây của làng nhạc Việt.
Chàng ca sĩ gốc Thái Bình này đã "thành sao sau một đêm" với bài hát "Em của ngày hôm qua". Nhờ sự thành công của " Em của ngày hôm qua", ca khúc "Cơn mưa ngang qua" được Sơn Tùng sáng tác từ hồi phổ thông cũng nhanh chóng nổi đình nổi đám.
Thời gian gần đây, vụ việc Sơn Tùng MTP dính vào nghi án đạo nhạc Hàn Quốc với sáng tác với nhất của anh là " Chắc ai đó sẽ về" khiến fan hâm mộ dậy sóng. Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc này nhưng câu trả lời của Sơn Tùng vẫn chỉ là sự im lặng.
Trước đây, khá nhiều lần những ca khúc của Sơn Tùng MTP từng dính nhiều ồn ào với nghi án vay mượn ý tưởng.
Cụ thể, "Cơn mưa ngang qua" có nhiều đoạn giống lời bài hát của nhóm Namolla Family (Hàn Quốc), "Nắng ấm xa dần" giống Monologue (As One), "Cơn mưa ngang qua 3" đạo Remember của Bang Yong Guk B.A.P, "Em của ngày hôm qua" đạo Every Night của Exid… Đáng chú ý là MV “Em của ngày hôm qua” còn có tạo hình, trang phục và cách quay MV giống với sản phẩm âm nhạc của nam ca sĩ G-Dragon (Hàn Quốc). Ca khúc "Em đừng đi" rất giống ca khúc Still của nhóm nhạc Flower (Nhật Bản).
Thông thường Sơn Tùng MTP sẽ vẫn yên lặng trước những tranh cãi ồn ào của mọi người về câu chuyện đạo nhạc. Chỉ duy nhất một lần nam ca sĩ này thừa nhận việc sử dụng beat trên mạng: “Mấy ngày qua có nhiều thông tin quy kết và cáo buộc tôi đã đạo nhạc nước ngoài trong những ca khúc của mình. Là người trong cuộc tôi cũng rất buồn. Nhưng tôi cũng xin nói rõ là trong 2 thành phần làm nên một ca khúc là giai điệu và phần beat nhạc. Xin khẳng định rằng phần giai điệu là do tôi sáng tác, phần beat nhạc do tôi lấy nguồn trên mạng.
Cụ thể, trong bài "Em đừng đi" là thông tin không chính xác vì đơn giản đã là beat nhạc thì không thể có giai điệu trong đó. Tôi xin khẳng định rằng phần giai điệu là do tôi sáng tác dựa trên cảm hứng từ phần beat nhạc do tôi lấy trên mạng. Tôi không sử dụng bất kỳ giai điệu nhạc ngoại nào để sáng tác ca khúc của mình. Việc tôi sử dụng và lấy cảm hứng từ beat nhạc ngoại cho một số sáng tác tôi thừa nhận bởi đó cũng là cách làm quen thuộc và xu hướng sáng tác hiện nay của nhiều nghệ sĩ trẻ"
“Em của ngày hôm qua” tôi cũng sáng tác trên xu hướng này dùng nhạc beat trên mạng nhưng do chất lượng âm thanh không tốt nên tôi có nhờ người làm lại để có chất lượng âm thanh tốt hơn. Còn "Cơn mưa ngang qua", beat nhạc trong bài đó đúng là tôi sử dụng beat nhạc trên mạng. Từ đó, tôi mới được ê kíp hiện nay nhận đầu tư, ký kết hợp đồng".
Đạo nhạc hay chỉ là phong cách "dùng beat trên mạng"
Sơn Tùng được xem là một hiện tượng của làng nhạc Việt bởi anh chàng sinh năm 1994 này có xuất phát điểm từ dòng nhạc Underground (nghệ thuật đường phố với những điểm phá cách mới lạ). Có thể kể tên những tên tuổi có tiếng theo đuổi dòng nhạc này như Suboi, Mr.A, Yanbi, NaH, Karik…
Với những người đã tìm hiểu về âm nhạc theo kiểu Underground thì hầu hết đều hiểu rằng những nghệ sĩ đường phố này hay sử dụng nhạc miễn phí trên mạng hay những đoạn nhạc đệm ngắn nhỏ tràn lan trên mạng để sử dụng thành ca khúc của chính mình. Đây là việc thường xuyên diễn ra ở âm nhạc theo kiểu Underground.
Với âm nhạc Underground việc này quá đỗi bình thường bởi thường âm nhạc được họ sản xuất chỉ để thỏa mãn chính bản thân mình mà không kinh doanh hay cố gắng để nổi tiếng.
Chính vì thế, một trong những điều lý giải có phần thuyết phục nhất cho nghi án "vay mượn" ý tưởng có thể là do phong cách ảnh hưởng tự nghệ thuật Underground trước đây của Sơn Tùng MTP.
Thành thật mà nói, trong sáng tác nghệ thuật, mượn một ý tưởng, mượn một đoạn nhạc, "vay" một phần nhạc mở đầu, nhạc kết thúc, nhạc cao trào... đều có thể bị gọi là đạo nhạc. Bởi âm nhạc không thể tồn tại sự sao chép. Tuy nhiên, tùy theo từng dòng nhạc và thói quen sản xuất âm nhạc của từng phong cách những khoảng cách này lại dễ dàng bị xóa nhòa.
Mặc dù câu trả lời của Sơn Tùng MTP vẫn là yên lặng, phía đại diện công ty của ban nhạc CN Blue vẫn chưa có bất kỳ phản hồi gì thì những người ngoài cuộc vẫn đang ngày ngày tranh luận trên các mặc báo.
Câu chuyện có thể sẽ nhanh chóng kết thúc nếu có phản hồi của một trong hai bên. Tuy nhiên, có thể nó sẽ vẫn mãi không có hồi kết như những câu chuyện về vay mượn ý tưởng hay mượn nhạc diễn ra như "cơm bữa" như hiện nay.