Hollywood sẽ ra sao nếu không có người đàn ông này?

Gia Linh |

Hollywood là cái nôi của nền điện ảnh lớn nhất thế giới và nơi đó không thể thiếu được bàn tay và khối óc tài ba của Ray Harryhausen.

Từ ước mơ của cậu bé 13 tuổi

Người ta biết đến Ray Harryhausen là một chuyên gia trong việc tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt, nhà biên kịch, sản xuất phim và đặc biệt nhất là ông đã tạo ra công nghệ quay phim Stop - motion hoạt hình hóa vật thể, có tên là "Dynamation".

Ông bén duyên với điện ảnh từ rất sớm. Năm Ray 13 tuổi, bộ phim King Kong (1933) được ra mắt. Từ đó cậu bé Ray Harryhausen luôn mơ ước được tự tay tạo nên những hình ảnh kinh ngạc cho phim Hollywood.

"Kể từ khi bước chân ra khỏi rạp chiếu phim đó, thế giới của tôi đã hoàn toàn thay đổi" - Ray Harryhausen nói về cảm xúc của mình sau khi xem phim King Kong (1933).


Một hình ảnh trong phim King Kong (1933).

Một hình ảnh trong phim King Kong (1933).

Có vẻ như người đàn ông này rất kín tiếng về cuộc sống riêng tư của mình. Thực sự điều này rất tuyệt vời bởi tiếng tăm của Ray đều xoay những cống hiến của ông cho Hollywood. Một giải Oscar cho sự cống hiến trọn đời đã được dành cho ông.

Ray Harryhausen có duy nhất một người bạn đời là bà Diana Livingstone Bruce, một điều hiếm thấy ở Hollywood. Tới năm 1960 ông mới chuyển tới thành phố London, Anh và sống ở đó cho tới khi mất vào năm 2013. Ray Harryhausen hưởng thọ 92 tuổi.


Ray Harryhausen làm việc trong xưởng phim.

Ray Harryhausen làm việc trong xưởng phim.

Đến di sản vô giá cho nền điện ảnh thế giới

Sự nghiệp của Ray Harryhausen là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim nổi tiếng như George Lucas, Steven Spielberg, John Lasseter, Peter Jackson, Tim Burton,...

Thành tựu mà Ray Harryhausen đạt được là những công trình kì vĩ của nền điện ảnh trên thế giới thời bấy giờ.

Ray cùng với người tạo ra hình ảnh phim King Kong (1933) là Willis O'Brien bắt tay hợp tác nghiên cứu phát triển hiệu ứng hình ảnh, sau này nhà biên kịch Ray Bradbury cũng tham gia và ba người trở thành bạn tâm giao của nhau.

Năm 1947, Ray được thuê làm trợ lý cho họa sĩ hình ảnh bộ phim Mighty Joe Young. Tuy là trợ lý nhưng hình ảnh hầu hết được ông thực hiện còn người bạn của mình là Willis O'Brien lại tập trung xử lý những trục trặc kỹ thuật.


Một cảnh trong phim Mighty Joe Young (1949).

Một cảnh trong phim Mighty Joe Young (1949).

Thành phẩm của hai người đã giúp cho họ giành được một giải thưởng của Viện Hàn lâm cho hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.

Bộ phim đầu tiên mà Ray Harryhausen phụ trách toàn bộ phần công nghệ hiệu ứng hình ảnh là The Beast from 20,000 Fathoms (1953). Đây cũng là bộ phim mang lại doanh thu lớn cho hãng phim Warner Brothers.


Một cảnh trong phim The Beast from 20,000 Fathoms (1953).

Một cảnh trong phim The Beast from 20,000 Fathoms (1953).

Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ "Dynamation" được đưa vào sử dụng. Để thực hiện một cảnh quay hiệu ứng đặc biệt, cụ thể ở đây là làm cho vật thể tự chủ động thì người ta phải quay làm hai lần.

Lần đầu tiên quay sẽ là tiền cảnh (cảnh trước khi vật chuyển động) và cảnh thứ hai là hậu cảnh (cảnh sau khi vật chuyển động). Hai cảnh này sau khi hoàn thành sẽ được cắt ghép với hình chụp của vật thể. Như vậy thì sau khi các hình ảnh ghép liền sẽ tạo ra một đoạn phim hiệu ứng hoàn chỉnh.

Về sau này, Harryhausen có tham vọng làm hiệu ứng hình ảnh đặc biệt trong phim màu. Trong khi nghiên cứu thì ông đã ấp ủ dự án phim The 7th Voyage of Sinbad. Bộ phim sau này đã được thực hiện và là một thành công lớn, hai phần tiếp theo được tiếp tục ra mắt vào năm 1974 và 1977.


Một cảnh trong phim The 7th Voyage of Sinbad (1958).

Một cảnh trong phim The 7th Voyage of Sinbad (1958).

Người ta nhớ đến Ray Harryhausen qua các tác phẩm nổi bật như 20 Millions Miles to Earth (1957), The 7th Voyage of Sinbad (1958), The Three World of Guilliver (1960), Jason and Argonauts (1963), Clash of the Titans (1981),...

Một cảnh quay được cho là đặc biệt xuất sắc, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ này đó là cảnh phim những bộ xương người đang giao chiến trong bộ phim Jason and Argonauts (1963).

Cảnh phim nổi tiếng trong phim Jason and the Argonauts (1963).
Cảnh phim nổi tiếng trong phim Jason and the Argonauts (1963).

Cảnh phim tuy chỉ dài gần ba phút nhưng để hoàn thiện thì cần đến bốn tháng. Trong bốn tháng đó vừa phải dựng mô hình xương người, vừa phải thực hiện cảnh quay. Công sức bỏ ra không hề nhỏ chút nào và người ta coi đây là đỉnh cao trong sự nghiệp của Ray Harryhausen.

Năm 1981, bộ phim Clash of the Titans (1981) lại làm nên tiếng vang lớn cho Ray, mang về cho ông một đề cử giải Saturn danh giá cho hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.


Ray Harryhausen và các mô hình được sử dụng trong phim Clash of the Titans (1981).

Ray Harryhausen và các mô hình được sử dụng trong phim Clash of the Titans (1981).


Một cảnh quay trong phim Clash of the Titans (1981).

Một cảnh quay trong phim Clash of the Titans (1981).

Trên các trang web phê bình phim, rất nhiều những lời có cánh được gửi tới Ray Harryhausen. Dường như nhân tố chính quyết định cho thành công của bộ phim chính là hiệu ứng hình ảnh của ông.

Sau này các hiệu ứng hình ảnh đã được thực hiện nhiều hơn trên máy tính nhưng các nhà làm phim vẫn không quên tri ân Ray Harryhausen, một bậc thầy kĩ xảo điện ảnh. Hình ảnh mang đặc trưng của Ray đôi lúc vẫn được thấy trong các cảnh phim hoạt hình hay các phim có sử dụng kỹ xảo điện ảnh.

Ray Harryhausen sinh ngày 29 tháng 1 năm 1920 tại thành phố Los Angeles, Mỹ trong một gia đình có gốc Đức. Ông mất năm 2013, hưởng thọ 92 tuổi.

Ray Harryhausen đã tham gia tạo nên hiệu ứng hình ảnh cho trên dưới 20 bộ phim, thực hiện hỉnh ảnh cho khoảng 7 phim hoạt hình. 15 giải thưởng và 3 đề cử đã được dành cho Ray, chủ yếu là trong hạng mục hiệu ứng hình ảnh.

Các đạo diễn nổi tiếng là George Lucas, Steven Spielberg, James Cameron và Peter Jackson khẳng định rằng Ray Harryhausen đã đặt ra nền tảng quan trọng trong các tác phẩm của họ.

Một Ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood đã được dành cho Ray Harryhausen vào ngày 10 tháng 6 năm 2003.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại