Góc tối "quỷ dữ" của huyền thoại âm nhạc lừng danh nước Mỹ

Habi |

Đằng sau ánh hào quang và những ca khúc bất hủ được công chúng mến mộ, huyền thoại quá cố Nina Simone còn tồn tại một con người hoàn toàn khác trong chính tâm hồn cô.

Nina Simone là nữ ca sĩ, nhạc sĩ sở hữu ca khúc quảng cáo hay nhất mọi thời đại gắn liền với dòng nước hoa Chanel no.5.

Là người nghệ sĩ mang tầm vóc thời đại với lối trình diễn đam mê, bão lửa, là một biểu tượng của nghệ thuật đại chúng.

Rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng đã chịu sự ảnh hưởng của bà như: Aretha Franklin, Alicia Keys, Adele, David Bowie, Christina Aguilera….

Nhắc đến Nina Simone, người ta nghĩ đến một nghệ sĩ da màu không có ngoại hình đẹp nhưng sở hữu chất giọng đầy “ma thuật” và là tượng đài của sự tranh đấu nhân quyền.

Tuổi thơ ám ảnh vì phân biệt chủng tộc

Nina Simone sinh ngày 21/2/1933 tại thị trấn Tryon, North Carolina, nước Mỹ, với tên khai sinh là Eunice Waymon.

Năm Simone 12 tuổi, trong buổi biểu diễn piano đầu tiên của mình tại nhà thờ địa phương, cha mẹ cô đang ngồi hàng ghế đầu đã bị buộc phải chuyển xuống phía dưới hậu trường để nhường chỗ cho người da trắng.


Ngôi nhà nơi Nina Simone lớn lên.

Ngôi nhà nơi Nina Simone lớn lên.

Thời đó để tìm đến nhà giáo viên dạy piano, cô bé Eunice Waymon đã phải băng qua những đường ray xe lửa.

Miền Nam nước Mỹ từ những năm thập niên 40 vẫn duy trì một quy định về đường ray xe lửa, nó được xem là ranh giới tách biệt khu của người da màu ra khỏi đất của người da trắng.

Ký ức sâu đậm thuở ấu thơ ấy sau này trở thành nguồn cảm hứng và sức mạnh để Nina Simone có nhiều hoạt động tích cực trong các cuộc đấu tranh nhân quyền sau này, cũng như sáng tác nên các những ca khúc bất hủ như Mississippi Goddam, Gifted and Black...

Hành trình trở thành danh ca nổi tiếng

Sau khi học xong trung học, Simone muốn được học tại trường âm nhạc Curtis Institute ở Philadelphia, nhưng bà bị từ chối học bổng chỉ vì là người da màu.

Không bỏ cuộc, Simone chuyển đến thành phố New York, tiếp tục việc học tại Trường Âm nhạc Juilliard.

Để có tiền học, Simone thường xuyên đi hát ở các hộp đêm. Năm 21 tuổi Simone trở thành ca nhạc sĩ thực thụ khi hát tại phòng trà Midtown Bar & Grill ở thành phố Atlantic.

Sự pha trộn, kết hợp của jazz, blues, và âm nhạc cổ điển trong buổi biểu diễn của Simone đã khiến khán giả ở thành phố này vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Ba năm sau, album đầu tay “Little Girl Blue” ra đời. Chẳng bao lâu sau, khán giả New York biết đến cái tên Nina Simone, rồi đến toàn nước Mỹ.

Qua các bài hát với giọng đọc hùng hồn nói lên sự phẫn nộ của xã hội kỳ thị màu da, Nina Simone là một tiếng nói quan trọng trong thời kỳ đấu tranh nhân quyền tại Mỹ.

Thông điệp về quyền bình đẳng đã xuất hiện trong rất nhiều ca khúc của Simone trong suốt thập niên 60, 70, trở thành nội dung không thể thiếu trong các buổi trình diễn của bà.

Những bài hát nổi tiếng nhất của Simone có thể kể đến như : “Little Girl Blue”, “Feeling Good”, và đặc biệt bài hát “My Baby Just Cares For Me” của cô được sử dụng làm ca khúc chính cho phim “Point Of No Return” .

Chính Simone là cảm hứng của nhân vật nữ chính trong phim này. Bài hát này còn được sử dụng trong quảng cáo cho nước hoa Chanel số 5 ở Anh.

Lịch sử ghi nhận Nina Simone như một huyền thoại âm nhạc của dòng nhạc Soul nhưng bà lại không thích ấn định mình vào một dòng nhạc cụ thể.

Với Simone, âm nhạc luôn là ngẫu hứng, thay đổi và biến chuyển không ngừng. Tất cả những điều đấy lấn át những suy nghĩ quy cũ và tính toán, biến âm nhạc trở nên không còn ranh giới.

“Con người đáng sợ” trong mắt con gái ruột

Kể từ khi Nina Simone qua đời năm 2003, các nhà sản xuất từng ấp ủ một vài dự án phim về cuộc đời bà.

Đặc biệt trong năm 2015, khán giả hâm mộ Nina Simone bất ngờ được thưởng thức hai bộ phim tài liệu về thần tượng, bao gồm The Amazing Nina Simone của đạo diễn Jeff L. Lieberman và What Happened, Miss Simone? của Liz Garbus.

Xét về danh tiếng, What Happened, Miss Simone? gây được nhiều sự chú ý hơn khi lọt vào danh sách đề cử Phim tài liệu xuất sắc tại Oscar 2016.

Trong bộ phim này, nữ ca sĩ kiêm diễn viên Lisa Simone (52 tuổi), con gái của Nina đã kể hết những góc tối của mẹ đẻ, về việc từng bị mẹ bỏ mặc và bạo hành dữ dội tới mức từng muốn tìm đến cái chết.


Hai mẹ con Nina và Lisa năm 1964.

Hai mẹ con Nina và Lisa năm 1964.

Mặc dù là một ca sĩ danh tiếng đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền được kính trọng, Nina lại mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Đây dường như là nguyên nhân Nina thường xuyên đánh đập, hành hạ con gái.

“Từ nguồn an ủi, mẹ tôi trở thành một con quỹ dữ trong cuộc đời tôi. Bà đánh đập tôi ngay ở chỗ đông người. Tôi là đứa trẻ bất hạnh khi sống với mẹ.

Người ta có câu sự thật sẽ giải thoát bạn. Điều này chưa từng xảy ra với tôi, nhưng tôi vẫn muốn tiết lộ sự thật cuộc sống mà gia đình mình từng trải qua” - Lisa kể lại.

Do quá sợ hãi tình trạng ngược đãi của mẹ, năm 14 tuổi, chị đã chuyển tới New York để sống với cha và không trở lại nữa.

Khi trưởng thành, Lisa hầu như không nhận được sự trợ giúp từ nữ ca sỹ nổi tiếng nước Mỹ. Thậm chí cô còn bị bà loại ra khỏi di chúc thừa kế.


Hai mẹ con Nina và Lisa năm 1964.

Hai mẹ con Nina và Lisa năm 1964.

Câu chuyện của Lisa ít nhất đã nhận được sự cảm thông mạnh mẽ từ đạo diễn Liz Garbus. “Trong cuốn tự truyện của Nina, bà từng kể về việc bị chồng đánh đập.

Nhưng việc Lisa bị chính Nina ngược đãi thì quả thực là tôi không biết tới” – Garbus nói với tờ Hollywood Reporter.

“Tôi luôn nghĩ rằng nếu mẹ chỉ dành vài giây để suy nghĩ về hành vi của mình, hẳn bà đã hành xử khác hẳn. Khi cha mẹ còn sống cùng nhau, mẹ tôi vị tha và sống cởi mở.

Nhưng sau khi ly hôn, bà ấy trở thành người khác hẳn. Mẹ tôi tức giận với thế giới và tôi là người duy nhất để bà trút giận” – Lisa kể.


Cho đến nay cuộc đời và tính cách của Nina Simone vẫn khiến người hâm mộ tò mò: đâu là bản chất thực sự của giọng ca tài năng này?

Cho đến nay cuộc đời và tính cách của Nina Simone vẫn khiến người hâm mộ tò mò: đâu là bản chất thực sự của giọng ca tài năng này?

Được biết cha Lisa, ông Andy Stroud, kết hôn với Nina Simone hồi năm 1961. Stroud là người đẹp trai, vạm vỡ, nhưng tính tình hung hãn. Trong những năm 1960, ông là nhà quản lý của Nina và cai quản vợ mình bằng những trận đòn đập tàn tệ.

Năm 2003, Nina qua đời hồi, ở tuổi 70. Cái chết của bà đẩy cả gia đình vào một cuộc chiến pháp lý, để tranh giành khối tài sản trị giá nhiều triệu đô la.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại