Bí mật không tưởng đằng sau những bộ phim kinh dị

Gia Linh |

Trước khi có công nghệ máy tính, các nhà làm phim đã làm gì để khán giả phải rùng mình khi xem phim kinh dị?

Ngày nay công nghệ CGI (Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) được sử dụng rất nhiều trong các bộ phim cần hỉnh ảnh kỹ xảo, đặc biệt là phim kinh dị.

Lịch sử của phim kinh dị đã kéo dài gần một thế kỉ, thế nhưng công nghệ CGI chỉ mới được sử dụng trong khoảng hơn 20 năm gần đây nhằm gây dựng hình ảnh ghê rợn trên màn ảnh, khởi đầu là những phim Species (1995), Anaconda (1997),...

Vậy thì trước khi có CGI thì những nhà sản xuất đã phải làm gì để khiến khán giả mất ngủ?

1. Kỹ thuật quay Stop motion

Trước khi các công nghệ làm kỹ xảo ra đời, các nhà làm phim đã phải nghĩ ra cách làm thế nào để hù dọa khán giả của mình, bắt đầu từ chính chiếc máy quay.Và thế là công nghệ đầu tiên được ra đời đó là kĩ thuật quay Stop -motion.

Nosferatu: A Symphony of Horror (1922) được coi là một bộ phim kinh dị kinh điển của kỷ nguyên phim câm. Để tạo ra những cảnh phim ghê rợn, có thể là một cái xác bay lên từ nóc quan tài hay một bóng ma thoắt ẩn thoắt hiện..., tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật quay này.



Một cảnh trong phim Nosferatu: A Symphony of Horror (1922)

Một cảnh trong phim Nosferatu: A Symphony of Horror (1922)

Kĩ thuật quay Stop motion được thực hiện trong khi quay phim, chuyển động và cảnh vật trong khung máy sẽ thay đổi sau mỗi lần máy chạy.

Ví dụ để một bóng ma nhảy ra trước mặt, máy quay sẽ quay đoạn đầu là cảnh chưa có bóng ma, sau đó dừng quay và thêm bóng ma vào trước ống kính, xong xuôi thì máy quay sẽ tiếp tục chạy để quay đoạn sau. Như vậy khi cho hai đoạn phim chạy liền sẽ tạo ra cảnh bóng ma nhảy ra trước mặt.

Một bộ phim nữa cũng đã rất thành công trong việc sử dụng công nghệ quay Stop motion đó là Jason and the Argonauts (1963). Phim có một cảnh quay dài phút diễn tả một cuộc đấu kiếm của các bộ xương.

Cảnh phim nổi tiếng trong phim Jason and the Argonauts (1963).
Cảnh phim nổi tiếng trong phim Jason and the Argonauts (1963).

Để hoàn thành cảnh quay đó, các nhà làm phim đã phải mất hơn bốn tháng. Trong thời gian đó vừa phải làm các mô hình xương, vừa phải thực hiện cảnh quay. Đoạn phim hoàn thiện kéo dài chưa đầy ba phút.

2. Kĩ thuật Suitmation

Kĩ thuật Suitmation lần đầu tiên được phát kiến và sử dụng bởi nhà sản xuất phim Eiji Tsuburaya trong phim Godzilla (1954), khi người ta đòi hỏi phải dựng lên một con quái vật to lớn đi giữa những tòa nhà chọc trời.

Ở trong kĩ thuật này, các diễn viên sẽ mặc những bộ trang phục hóa trang bằng cao su to mô phỏng con quái vật.


Hình ảnh quái vật Godzilla trên phim.

Hình ảnh quái vật Godzilla trên phim.

Các diễn viên mặc thử trang phục mô phỏng quái vật Godzilla.
Các diễn viên mặc thử trang phục mô phỏng quái vật Godzilla.

Các nhân viên kĩ thuật đã dựng những mô hình nhà chọc trời thu nhỏ, chỉ cao đến đầu gối của diễn viên, Như vậy sẽ tạo ra hiệu ứng quái vật cao hàng trăm mét đi giữa những tòa nhà cao tầng.

Godzilla đã trở thành một hiện tượng của nền điện ảnh. Đã có hai phiên bản làm lại của bộ phim đó là Godzilla (1998) và Godzilla (2014).

3. Kỹ thuật hóa trang xuất sắc

Để những nhân vật trên phim có thể hù dọa được khán giả, các nhà làm phim đã phải nhờ đến bàn tay điêu luyện của các nghệ sĩ hóa trang.

Năm 1981, lần đầu tiên Viện Hàn lâm Điện ảnh đưa vào hạng mục hóa trang xuất sắc nhất và bộ phim chiến thắng đầu tiên đó là An American Werewolf in London (1981). Trong phim, các nhân được hóa trang thành những người sói lông lá đáng sợ.

Diễn viên đang được hóa trang trong phim An American Werewolf in London.

Đến năm 1986, khán giả lại được dịp giật mình bởi những con quái vật ngoài hành tinh trong phim The Fly. Chris Walas cũng đã dành một giải thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh cho thành quả của mình khi đã hóa trang xuất sắc cho các diễn viên trong phim.

Nhân vật trong phim The Fly (1986).
Nhân vật trong phim The Fly (1986).

4. Kĩ thuật đẩy nhanh tốc độ quay

Trước khi có công nghệ CGI, những cảnh quay biến hóa, biển đổi trong phim được thực hiện bởi kỹ thuật đẩy nhanh tốc độ quay.

Bộ phim tiêu biểu sử dụng thành công kỹ thuật này đó là An American Werewolf in London (1981). Trong phim nhân vật David có cảnh biến đổi từ người sang Người Sói. Cảnh phim được thực hiện xuất sắc đến nỗi người ta nghi ngờ có sự can thiệp của máy tính.

Cảnh biến hóa thành Người Sói trong phim An American Werewolf in London.
Cảnh biến hóa thành Người Sói trong phim An American Werewolf in London.

5. Sử dụng mô hình và vật chất giả

Một bộ phim đáng sợ không thể thiếu được máu, rất nhiều máu. Và các nhà làm phim bắt đầu nghĩ ra công thức làm máu giả từ những năm 1950.

Trong phim The Horror of Dracula, người ta bắt đầu dùng sơn đỏ để vẽ lên các vết thương do Ma Cà Rồng cắn ở trên phim.

Poster phim The Horror of Dracula.
Poster phim The Horror of Dracula.

Sau này có một công thức khác đã xuất hiện và trở nên quen thuộc với các nhà làm phim đó là hòa trộn siro ngô vơi phẩm màu đỏ. Công thức này đặc biệt ưu chuộng trong các dòng phim về sát nhân hàng loạt như Friday the 13th (1980), Texas Chainsaw Massacre (1974),...

Một cảnh trong phim Friday the 13th (1980).
Một cảnh trong phim Friday the 13th (1980).

Năm 1973, bộ phim The Exorcist ra mắt khán giả và trở thành một trong những bộ phim kinh dị thành công nhất mọi thời đại. Cảnh phim được khán giả ấn tượng nhất chính là thì hình ảnh cái đầu của nhân vật Regan quay tròn 360 độ.

Cảnh phim nổi tiếng của The Exorcist (1973).
Cảnh phim nổi tiếng của The Exorcist (1973).

Nhà sản xuất tiết lộ rằng đã sử dụng một manocanh cao su có kích cỡ tương đương với diễn viên đóng Regan. Trước cảnh quay thì các nhân viên đã phải khéo léo hóa trang cho diễn viên và che đậy bằng bộ váy ngủ rộng thùng thình.

Đã hơn bốn thập kỷ trôi qua nhưng bộ phim vẫn là một tác phẩm tuyệt vời hơn rất nhiều những phim sử dụng công nghệ CGI ngày nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại