Có những khuôn hình mà ánh sáng và bố cục của nó cũng đủ là một bức tranh hoàn hảo. Cứ thử nhân 24 frame hình một giây cho thời lượng của phim, ta ra được hàng triệu frame hình đẹp.
2. Xương sống của phim dựa hoàn toàn vào diễn xuất.
Eddie Redmayne với làn da đồi mồi trời cho, chẳng cần màu mè, chỉ cần dựa vào nét e thẹn, rụt rè của một người dần khám phá bản ngã, như một cô gái đôi mươi lo sợ cho lần đầu tiên, là cũng đủ để làm nên vai diễn.
Eddie từ hồi đóng phim My week with Marilyn đã có kiểu bẽn lẽn rất tự nhiên.
Alicia Vikander diễn xuất rất tuyệt trong vai người vợ với một tình yêu mãnh liệt dành cho người mình yêu.
Cô cũng chẳng cần "gồng" khóc đêm khóc ngày mà chỉ cần một đoạn đối diện trực tiếp với Einar/ Lili, khẩn xin sự trở về của Einar - chồng của cô là đủ khiến nhân vật Alicia đóng ở mãi trong lòng người xem.
Alicia Vikander trong phim.
3. Nhịp phim của đạo diễn Tom Hooper, cũng như những phim trước của ông, lúc nào cũng cảm thấy gấp gáp trong từng cú cắt cảnh, dù tổng thể phim thì chậm rãi như thử thách cảm giác khán giả.
Câu chuyện đạt đến cực đỉnh cao trào ở đoạn Lili quyết định sang Dresden giải phẫu nên tất cả phần sau khi Lili trở về thủ đô Copenhagen, rồi lại trở lại Dresden làm cuộc phẫu thuật thứ hai, có vẻ hơi lê thê.
4. Tom Hooper sử dụng rất nhiều những khung hình "clean" (sạch) cho những đoạn đối thoại, ít sử dụng cú máy qua vai.
Có cảm giác ông tuân theo bố cục của tranh chân dung. Nhưng mặt khác cũng đó cũng có thể là sự rạch ròi của cả hai nhân vật khi quyết định chọn giữa Lili và Einar.
5. Một trong những đoạn "ám ảnh tuyệt đỉnh" của phim là khi Einar đến hộp diễn ngắm cô gái điếm khoe vẻ gợi cảm.
Người xem cứ ngỡ được thấy một lần tìm kiếm, thử sai bản ngã của anh, nhưng rốt cuộc lại là sự khẳng định bản ngã.
Tiết tấu dựng vốn có phần không hợp lý trong phim của Tom Hooper lại khớp đến hoàn hảo trong đoạn này.
Một trường đoạn khác cũng ấn tượng không kém là đoạn dựng song hành giữa Einar đứng trước gương và Gerda đang điên cuồng vẽ tranh, phân vân giữa vẻ đẹp của Lili, nàng thơ và Einar, người chồng.
Đoạn quan trọng này của phim khá nhạy cảm, nhưng lại quá cần thiết cho mạch phim. Có lẽ chính vì vậy mà Hội đồng duyệt phim ở VN vẫn chấp nhận chứ không yêu cầu cắt đi.
Một cảnh trong phim.
6. Cô gái Đan Mạch là một bộ phim không quá đặc sắc về cách kể nhưng lại đi vào lòng người bằng sự chân thành của diễn xuất.
7. Điểm cuối cùng là chuyện bên lề. Khán giả Việt Nam và giới chuyên môn làm phim có lẽ hài lòng khi nhà phát hành CGV đã nhập một phim mainstream (tạm dịch: chính thống) không thuần giải trí như Cô gái Đan Mạch.
Điều đáng ghi nhận là những xuất chiếu phim dạng nghệ thuật này lại có khá đông khán giả.
Và họ đều lịch sự, lắng nghe, theo dõi rất lặng lẽ, văn minh, không ai mở miệng kháo nhau những câu ngớ ngẩn hay cười cợt thường thấy trong các suất chiếu phim hài!