Giải mật những vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Liên Xô

Tuấn Sơn |

Những trận dư chấn nhân tạo do các vụ nổ hạt nhân công suất lớn dưới lòng đất tạo ra đã tạo ra những mảng đứt gãy của lục địa và thậm chí tạo ra những trận động đất nhỏ, đây chính là những nhận xét của chuyên gia Liên Xô về các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thời chiến tranh Lạnh. .

Do bí mật quân sự, rất nhiều tài liệu liên quan tới các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Liên Xô tới tận thời điểm hiện tại mới được giải mật.

Khi nói về vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô diễn ra ngày 29-8-1949, chuyên gia thử nghiệm và đánh giá nguyên mẫu vũ khí hạt nhân, Keshrim Boztayev, cho biết, hậu quả do vụ nổ tạo ra rất khủng khiếp.

"Chúng tôi đã phát hiện ra xác một con đại bàng vô tình bay qua khu vực nổ bom. Một nửa bên thân của con chim xấu số bị thiêu cháy hoàn toàn với nồng độ nhiễm xạ đủ để không thể sinh vật nào có thể tồn tại.

Điều này cũng xảy ra tương tự với một con lợn được sử dụng làm vật thí nghiệm trên mặt đất với một bên bị thiêu cháy đen do tia phóng xạ và sóng nhiệt. Dù bom hạt nhân là phát minh vĩ đại của nhân loại, nhưng hậu quả do nó tạo ra thật khó tưởng tượng", ông Keshrim Boztayev nói.

Sau vụ thử bom hạt nhân nói trên và tàn dư phóng xạ còn lại vài năm sau đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô nhận ra rằng việc thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất không chỉ tạo ra nguy hiểm trực tiếp khi vụ nổ xảy ra, mà ô nhiễm phóng xạ còn tạo ra những thảm họa về môi trường xung quanh các bãi thử.

Điều này đã đặt ra yêu cầu về việc tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Điều này được hiện thực hóa bằng thỏa thuận năm 1963, khi các cường quốc hạt nhân Liên Xô, Mỹ và Anh đồng ý dừng các vụ thử hạt nhân trên bề mặt Trái Đất và chuyển các vụ thử xuống dưới lòng đất.

Giải mật những vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Liên Xô - Ảnh 1.

Rất nhiều bãi thử hạt nhân dưới lòng đất thời Liên Xô giờ đã trở thành phế tích không được bảo vệ.

Công trình thử vũ khí hạt nhân dưới lòng đất đặc biệt của Liên Xô

Để tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và hạn chế thấp nhất những hậu quả tiêu cực của vụ nổ tạo ra, các chuyên gia Xô Viết đã thiết kế những đường hầm đặc biệt cho nhiệm vụ này. Chúng Không chỉ được đào sâu vào lòng đất, mà còn được gia cố để bức xạ hạt nhân không thể xuyên lên mặt đất và phóng xạ được trung hòa trong nền đá gốc của Trái Đất.

Đường hầm thử hạt nhân đầu tiên của Liên Xô năm 1961 là một công trình vĩ đại khi nó được đào xuyên vào vách đá cứng dài 381m và sâu 125m. Công trình này sau đó được "thử thách" bằng một vụ thử bom hạt nhân có sức công phá 1 Kilotone (1.000 tấn thuốc nổ TNT, bằng 1/20 lần quả bom Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945).

Theo các tài liệu được công khai, vụ thử tạo ra vùng áp suất tới vài triệu at (áp suất trên bề mặt Trái Đất là 1 at). Để đo đạc và ngăn chặn bức xạ hạt nhân lan lên mặt đất, hầm nổ bom được gia cố bởi 3 lớp vách ngăn đặc biệt.

Lớp gia cố đầu tiên làm một bức tường bê tông cốt thép với lớp đá dày 40m xếp sau. Nhiều cảm biến đo bức xạ được đặt ở đây để đo nồng độ phóng xạ tạo ra sau mỗi vụ nổ. Trên bức tường có nhiều lỗ thông đặc biệt để hướng tia phóng xạ tới các cảm biến đo đạc.

Lớp gia cố thứ hai là một bức tường bê tông khác dày tới 30m để ngăn ngừa mọi tác động do vụ các vụ nổ hạt nhân tạo ra. Lớp tường đặc biệt cuối cùng dày tới 10m, nằm cách tâm vụ nổ 200m. Tại đây, các nhà nghiên cứu đặt cảm biến đo sóng xung kích và nhiệt do vụ nổ tạo ra.

Việc điều khiển và theo dõi vụ thử vũ khí hạt nhân được tiến hành tại một hầm ngầm được gia cố cách đó 5km.

Sau nhiều lần thử nghiệm, báo cáo của chuyên gia Liên Xô xác nhận, việc thử vũ khí hạt nhân dưới lòng đất là phương pháp đảm bảo an toàn nhất và hạn chế những rủi ro về bức xạ và ô nhiễm môi trường. Sau các vụ nổ, hệ thống cảm biến không hề phát hiện sự rò rỉ phóng xạ lên mặt đất. Và các bức tường gia cố vững chắc giúp hệ thống đường hầm không bị phá hủy trước sức công phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

"Vũ khí tạo động đất"

Trong quá trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất, chuyên gia Liên Xô nhận ra, nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân đủ lớn sẽ tạo ra những dư chấn và thậm chí là các trận động đất trong khu vực.

Điều này đã được chứng thực không phải bởi Liên Xô, mà là trong vụ thử vũ khí hạt nhân dưới lòng đất lớn nhất trong lịch sự nhân loại được Mỹ thực hiện tại đảo Amchitka, Alaska năm 1971.

Giải mật những vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Liên Xô - Ảnh 2.

Bãi thử hạt nhân dưới lòng đất của Mỹ tại sa mạc Nevada.

Trong vụ thử, Quân đội Mỹ đã sử dụng đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá 5 Megatone (5 triệu tấn TNT) để nghiên cứu tác động của dư chấn sau các vụ thử hạt nhân. Vụ nổ đã tạo ra hậu quả khủng khiếp khi nó tác động và bẻ gẫy nền đã gốc của Trái Đất tại nơi thử bom.

Điều này đã tạo ra một trận động đất mạnh tới 6,8 độ Rít-te trong khu vực và nền đất nơi vụ nổ xảy ra bị đẩy lên cao 5m so với trước đó. Các mảng kiến tạo trong khu vực đã tạo ra những xáo trộn về địa chất trong diện tích 300km vuông.

Tại Liên Xô, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu vụ thử Tsar bom với sức công phá 50 Megatone được thực hiện dưới lòng đất thì có thể tạo ra sự đứt gãy của mảng lục địa và tạo ra động đất ở phạm vi toàn cầu.

Tới thời điểm hiện tại, không khó để tìm ra các địa điểm từng diễn ra các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất dưới thời Liên Xô. Sự tan rã của Liên Xô năm 1991 khiến những địa điểm này không còn được bảo vệ và giữ bí mật. Rất nhiều vật dụng từng được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thời Liên Xô đã bị trộm, cướp và bán ra thị trường chợ đen.

Nếu muốn và có đủ nguồn tài chính, bất kỳ ai đều có thể sở hữu một số mảnh vỡ của vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hoặc các vụ thử hạt nhân dưới thời Liên Xô.

Một vụ thử bom hạt nhân dưới lòng đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại