Hơn một trăm vật thể khó hiểu đã được phát hiện ở Bắc Âu trong hơn 200 năm qua như vỏ kim loại đúc hình học rỗng, khối 12 mặt có kích thước bằng quả bóng chày, với các lỗ lớn ở mỗi mặt và đinh tán ở mỗi góc, nhưng không ai biết tại sao hoặc chúng được sử dụng như thế nào.
Khối 12 mặt của La Mã đầu tiên được tìm thấy ở Anh vào thế kỷ 18, và khoảng 120 khối đã được tìm thấy kể từ đó tại Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Áo và Thụy Sĩ. Không thể xác định niên đại của kim loại, nhưng một số khối 12 mặt đã được tìm thấy chôn trong các lớp đất có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sau Công nguyên.
Các nhà khảo cổ học không thể giải thích chức năng của tạo tác hình học này và không có tài liệu ghi chép nào về các khối 12 mặt đã từng được tìm thấy.
Guido Creemers, người phụ trách Bảo tàng Gallo-Roman ở Tongeren, Bỉ, cho biết: “Đã có một số giả thuyết về nó - một loại lịch nào đó, một công cụ đo đạc đất đai, một vương trượng… Chúng tôi nghĩ rằng nó có liên quan gì đó đến các hoạt động không chính thức như ma thuật, bói toán...”
Creemers và các đồng nghiệp của ông tại Bảo tàng Gallo-Roman đã được trao cổ vật này vào tháng 12 năm ngoái. Nhà khảo cổ học nghiệp dư Patrick Schuermans đã tìm thấy mảnh vỡ này nhiều tháng trước đó trên một cánh đồng đã cày gần thị trấn nhỏ Kortessem, thuộc vùng Flanders phía bắc của Bỉ.
Creemers cho biết Bảo tàng Gallo-Roman đã trưng bày một khối 12 mặt bằng đồng cổ hoàn chỉnh được tìm thấy vào năm 1939 ngay bên ngoài các bức tường thành phố La Mã c ủa Tongeren và mảnh vỡ mới sẽ được trưng bày bên cạnh nó vào tháng Hai tới.
Theo Live Science