Giải mã lá cờ hải tặc treo trên tàu ngầm Anh

QS |

Sau khi đánh chìm tàu tuần dương của Argentina, tàu ngầm HMS Conqueror của Anh đã treo cờ Jolly Roger - một lá cờ hải tặc trên đường trở về.

Theo trang mạng We are the Mighty, trong một cuộc giao tranh trên biển thời Chiến tranh Falklands những năm 1980, 2 trong 3 phát bắn của tàu ngầm HMS Conqueror (Anh) nhằm vào tàu tuần dương General Belgrano của Argentina đã trúng đích.

Sau khi thân tàu bị xuyên thủng, chiếc General Belgrano bắt đầu nghiêng sang một bên. Thuyền trưởng của tàu phải ra lệnh cho kíp thủy thủ rời tàu trong vòng 20 phút.

Các thủy thủ Argentina còn sống sót đã mô tả vụ tấn công như "quả cầu lửa" bắn về phía con tàu, khiến họ không kịp trở tay. Hậu quả là 323 người đã thiệt mạng.

Để đánh dấu chiến thắng này, tàu Conqueror đã treo cờ Jolly Roger - một lá cờ hải tặc trên đường trở về.

Giải mã lá cờ hải tặc treo trên tàu ngầm Anh - Ảnh 1.

Tàu HMS Conqueror với lá cờ Jolly Roger.

Đây có thể xem là truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh, được nhen nhóm sau khi Đô đốc Arthur Wilson - người từng giữ cương vị Thống soái hải quân Anh khi tàu ngầm bắt đầu được đưa vào trang bị - cho rằng đây là thứ vũ khí "không đường hoàng và không mang đặc trưng của người Anh".

Ông thậm chí còn yêu cầu Bộ Hải quân Anh xử tử những thủy thủ tàu ngầm đối phương bị bắt trong thời kỳ chiến tranh bằng cách treo cổ như cướp biển.

Giải mã lá cờ hải tặc treo trên tàu ngầm Anh - Ảnh 2.

Chỉ huy tàu ngầm E9 Max Kennedy Horton (Ảnh: Mirror)

Tuy nhiên, các chiến sĩ tàu ngầm đã dùng hành động để đánh át sự xúc phạm đó.

Khi chiếc HMS E9 đánh chìm một tàu tuần dương của Đức năm 1914, mang lại chiến thắng bằng tàu ngầm đầu tiên cho Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ huy của con tàu - Max Horton - đã ra lệnh treo cờ hải tặc Jolly Roger khi quay trở về cảng nhà.

Kể từ đó, cứ sau mỗi chuyến tuần tra thắng lợi, con tàu của Horton lại treo thêm 1 lá cờ Jolly Roger cho tới khi không còn đủ chỗ để treo thêm cờ nữa.

Lúc này, Horton ra lệnh may một lá cờ Jolly Roger với kích cỡ thật lớn, trên đó thêu các ký hiệu tượng trưng cho những thành tựu mà tàu ngầm E9 đã đạt được.

Một số lượng nhỏ tàu ngầm khác của Hải quân Hoàng gia Anh sau đó cũng tham gia treo cờ Jolly Roger như chiếc E9.

Giải mã lá cờ hải tặc treo trên tàu ngầm Anh - Ảnh 3.

Tàu ngầm HMS Utmost với lá cờ Jolly Roger năm 1942.

Phòng trào này được tái khởi động vào Thế chiến II. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết không phải toàn bộ tàu ngầm của Anh đều sử dụng cờ Jolly Roger, bởi có một số chỉ huy cho điều này là khoe khoang và có thể không chính xác, bởi các vụ đánh chìm tàu đối phương không phải lúc nào cũng xác minh được.

Giải mã lá cờ hải tặc treo trên tàu ngầm Anh - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại