Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt

Nguyễn Hằng |

Cơ thể người là một "cỗ máy" bí ẩn và tuyệt vời. Nếu bạn buộc phải loại bỏ 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có khả năng sống tốt.

Sciencealert cho biết, cơ thể con người có sức mạnh phục hồi rất tuyệt vời. Theo đó, khi hiến một lượng máu, bạn sẽ mất khoảng 3,5 nghìn tỉ hồng cầu, nhưng cơ thể của bạn sẽ sớm thay thế phần đã mất.

Thậm chí, bạn vẫn sống dù mất đi một trong những cơ quan có vai trò quan trọng. Trong đó, một số bộ phận khác của cơ thể có thể được loại bỏ hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn.

Dưới đây là một trong số chúng:


Dạ dày
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 2.

Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong cơ thể người. Ảnh minh họa

Dạ dày là cơ quan thực hiện chức năng chính: tiêu hóa cơ bằng cách co lại để phá vỡ thức ăn, tiêu hóa bằng cách tiết axit để giúp phá vỡ thức ăn, sau đó hấp thụ và bài tiết.

Trên thực tế, dạ dày đôi khi được phẫu thuật cắt bỏ do chấn thương hoặc ung thư. Nhưng dù cắt bỏ bộ phận này nhưng cơ thể con người vẫn có thể sống được. 

Cụ thể, vào năm 2012, một phụ nữ người Anh đã phải loại bỏ dạ dày sau khi uống một ly cocktail có chứa nitơ lỏng.

Khi dạ dày được lấy ra, các bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành nối thực quản trực tiếp đến ruột non. Sau khi phục hồi, người này có thể ăn uống bình thường cùng với các chất bổ sung vitamin.


Lá lách
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 4.

Lá lách là cơ quan rất dễ chấn thương nếu bị thương ở vùng bụng. Ảnh: WebMD

Cơ quan này nằm ở phía bên trái của bụng, hướng về phía sau dưới xương sườn. Nó thường được loại bỏ do tai nạn, bởi vì lá lách nằm sát xương sườn nên dễ chấn thương nếu bị thương ở vùng bụng.

Lá lách có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cơ quan này giúp lọc máu, lưu giữ và tái chế các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, lá lách còn là cơ quan lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu để hỗ trợ cho hệ miễn dịch khi cần thiết.

Tuy nhiên, bạn có thể thoải mái sống mà không có lá lách. Nguyên nhân là do gan đóng một vai trong trong việc tái thiết tế bào hồng cầu và các thành phần của chúng. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể cũng giúp "thay thế" chức năng miễn dịch của lá lách.


Đại tràng
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 6.

Đại tràng trong cơ thể người. Ảnh minh họa

Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là một ống có chiều dài khoảng gần 2 mét, có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non, sau đó lấy nước và chuẩn bị phân bằng cách kết chặt nó lại với nhau.

Bệnh ung thư và một số bệnh khác có thể dẫn đến tình trạng phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hồi phục sau phẫu thuật, dù họ nhận thấy có sự thay đổi thói quen trong ruột. Những người phẫu thuật loại bỏ ruột già đều được đề nghị sử dụng một chế độ ăn uống những thực phẩm mềm để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.


Cơ quan sinh sản

Các cơ quan sinh dục chủ yếu ở nam giới và nữ giới là tinh hoàn và buồng trứng. Những cấu trúc này được ghép nối và mọi người vẫn có thể có con dù chỉ với một chức năng.

Trên thực tế, loại bỏ một hoặc cả hai thường là do bệnh ung thư, hoặc ở nam giới chấn thương thường là do bạo lực, thể thao hoặc tai nạn giao thông.

Tương tự, ở nữ giới, tử cung cũng có thể được loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung làm ngăn ngừa phụ nữ có con và cũng có thể dừng lại chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị buồng trứng bị loại bỏ không có tuổi thọ giảm. Thật thú vị, ở một số quần thể nam, việc cắt bỏ tinh hoàn có thể dẫn đến sự gia tăng tuổi thọ.

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị loại bỏ buồng trứng không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ. Tuy nhiên, điều thú vị là đối với nam giới, việc cắt bỏ tinh hoàn có thể giúp họ tăng tuổi thọ.


Ruột thừa
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 9.

Ruột thừa nằm ở chỗ nối của ruột lớn và ruột non. Ảnh: Opaquelife

Ruột thừa là một bộ phận có cấu trúc giống như con giun nhỏ, nằm ở chỗ nối của ruột lớn và ruột non. Hiện nay, người ta tin rằng ruột thừa có liên quan đến việc trở thành "hầm trú ẩn" an toàn cho vi khuẩn tốt trong ruột, cho phép chúng phục hồi lại khi cần thiết.

Tuy nhiên, tình trạng viêm ruột thừa rất dễ xảy ra với rất nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp nặng, ruột thừa cần được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu được phát hiện kịp thời, việc cắt bỏ ruột thừa sẽ diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường.


Túi mật
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 11.

Túi mật là cơ quan lưu trữ mật. Ảnh: Healthline

Túi mật là cơ quan nằm dưới gan ở phần trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn. Cơ quan này lưu trữ mật.

Mật thường được gan sản xuất liên tục để giúp phân hủy chất béo, nhưng khi không cần thiết trong tiêu hóa, chúng được lưu trữ trong túi mật.

Khi ruột phát hiện ra chất béo, một hoóc môn được giải phóng khiến túi mật phải co lại, buộc mật vào ruột để giúp tiêu hóa các chất béo. Tuy nhiên, cholesterol dư thừa trong mật có thể hình thành sỏi mật, và chúng có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn nhỏ di chuyển mật xung quanh. 

Do đó, khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân có thể cần phải loại bỏ túi mật hay tiến hành phẫu thuật cắt túi mật.

Trên thực tế, hàng năm, khoảng 70.000 người ở Anh tiến hành phẫu thuật này.

Thông thường, nhiều người bị sỏi mật không có triệu chứng, nhưng số khác thì lại ngược lại. Vào năm 2015, một người phụ nữ Ấn Độ đã thực hiện phẫu thuật lấy ra 12.000 viên sỏi mật, một con số kỷ lục thế giới.


Thận
Giải mã bí ẩn: Thiếu hụt 1 trong 7 cơ quan này, bạn vẫn có thể sống tốt - Ảnh 13.

Người bệnh vẫn có thể sống tiếp dù cắt bỏ thận. Ảnh minh họa

Hầu hết mọi người có hai thận, tuy nhiên bạn vẫn có thể sống sót dù chỉ có một hoặc thậm chí không có (với sự trợ giúp của phương pháp chạy thận). Thận có vai trò lọc máu để duy trì sự cân bằng nước và điện giải, đồng thời cân bằng axit.

Cơ quan này hoạt động như một màng lọc, bằng cách sử dụng nhiều quá trình để lưu giữ lại những thứ hữu ích như protein, tế bào và một số chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Đặc biệt, nó loại bỏ được rất nhiều thứ "dư thừa" trong cơ thể chúng ta qua nước tiểu.

Trên thực tế, nhiều người phải loại bỏ thận do điều kiện di truyền, tổn thương từ ma túy và rượu hoặc thậm chí nhiễm trùng.

Nếu một người bị loại bỏ hai thận thì sẽ phải lọc máu. Hiện nay, có hai phương pháp lọc máu là thẩm phân máu và thẩm tách phúc mạch. Tuổi thọ của một người chạy thận phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm kiểu lọc máu, giới tính, các bệnh khác và tuổi tác.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân chạy thận ở tuổi 20 thì có thể sống trong vòng 16 – 18 năm, trong khi người bệnh ở độ tuổi 60 chỉ có thể sống được 5 năm.

Bài viết tham khảo các nguồn: Sciencealert, Theconversation

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại