Một nhóm các kỹ sư, bao gồm cả chuyên gia động đất thuộc Đại học Bristol (Anh) đã tìm cách lý giải cho bí ẩn này.
Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng (Ảnh: Ancientfaith).
Với cấu trúc khá mỏng manh và đứng thẳng đã là điều không thể, rõ ràng nó phải đổ hoặc hư hại do động đất. Điều ngạc nhiên là sau hàng trăm năm, tháp nghiêng Pisa vẫn nghiêng nhưng không đổ.
Sau quá trình nghiên cứu địa chất, địa chấn và thông tin cấu trúc, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng sự tồn tại của tháp nghiêng Pisa là do hiện tượng tương tác cấu trúc nền đất động (DSSI).
Minh họa tháp thẳng đứng (Ảnh: Dreamstime)
Tháp nghiêng có chiều cao đáng kể, cấu trúc vững chắc kết hợp với nền đất mềm tạo ra đặc tính rung động đặc biệt khiến tòa tháp không bị lung lay khi động đất.
Đây chính là chìa khóa cho sự tồn tại của nó. Sự kết hợp một cách độc đáo các đặc tính trên khiến tháp nghiêng Pisa trở thành kỷ lục trong hiệu ứng DSSI.
Giáo sư Mylonakis tại Đại học Bristol cho rằng: "Chính nền đất đã khiến tháp nghiêng và đứng bên bờ sụp đổ thì lại có thể góp phần giúp nó đứng vững sau các cơn địa chấn."
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại Hội thảo về kỹ thuật địa chấn vừa qua tại Hy lạp.
Theo: Sciencedaily