Giá siêu rẻ, 'vật liệu tỷ đô' của Việt Nam đang được Úc mạnh tay thu mua: Xuất khẩu tăng nóng 12.000%, Việt Nam sở hữu sản lượng 100 triệu tấn/năm

Khánh Vy |

Việt Nam có quy mô sản lượng lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Giá siêu rẻ, vật liệu tỷ đô của Việt Nam đang được Úc mạnh tay thu mua: Xuất khẩu tăng nóng 12.000%, Việt Nam sở hữu sản lượng 100 triệu tấn/năm - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 2,66 triệu tấn, thu về 110,7 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với tháng 9/2023.

Tính chung 10 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 26 triệu tấn clinker và xi măng, thu về hơn 1,12 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% về sản lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân 10T/2023 đạt gần 43 USD/tấn, tương đương với hơn 1 triệu đồng/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ.

Giá siêu rẻ, vật liệu tỷ đô của Việt Nam đang được Úc mạnh tay thu mua: Xuất khẩu tăng nóng 12.000%, Việt Nam sở hữu sản lượng 100 triệu tấn/năm - Ảnh 2.

Về thị trường, các quốc gia châu Á là những tay buôn lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam. Dẫn đầu là Phillipines, thứ hai là Bangladesh và thứ ba là Malaysia. Đáng chú ý, Úc nổi lên là thị trường có mức tăng trưởng đột biến.

Cụ thể, trong tháng 10/2023, xuất khẩu clinker và xi măng sang thị trường này đạt 42.304 tấn, thu về 2,26 triệu USD, tăng đột biến 12.380% về lượng và tăng 4.654% về giá trị.

Tính chung 10 tháng đầu năm, Úc đã nhập 411.992 tấn clinker và xi măng từ Việt Nam, tương đương 20,5 triệu USD, tăng 162% về lượng và tăng 145% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 49,7 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022 (53,1 USD/tấn).

Giá siêu rẻ, vật liệu tỷ đô của Việt Nam đang được Úc mạnh tay thu mua: Xuất khẩu tăng nóng 12.000%, Việt Nam sở hữu sản lượng 100 triệu tấn/năm - Ảnh 3.

Từ năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tự sản xuất đủ clinker, xi măng phục phụ nhu cầu xây dựng trong nước. Từ đó, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu clinker, xi măng. Việt Nam dần hình thành những nhà máy sản xuất xi măng quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. Trung Quốc là quốc gia có công suất sản xuất xi măng lớn nhất thế giới. 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xuất khẩu xi măng, clinker bắt đầu giảm từ đầu năm ngoái. Kết thúc năm 2022, toàn ngành xuất khẩu trên 30 triệu tấn, giảm gần 15 triệu tấn (tương đương giảm 33%) so với con số kỷ lục của năm 2021. Tổng trị giá ngoại tệ thu về từ xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 chỉ đạt 1,36 tỷ USD, giảm 398 triệu USD so với 2021.

Thế khó của xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2023 đã được Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) và các doanh nghiệp lớn trong ngành dự báo từ đầu năm.

Tháng còn lại của năm 2023, các nước nhập khẩu xi măng, clinker chính yếu của Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại (trong đó tại Philippines bị áp thuế chống bán phá giá đối với xi măng), đặc biệt, Việt Nam áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên mức 10% (theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ), các doanh nghiệp càng khó đẩy mạnh xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực là từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp xi măng trong nước như Vicem Hà Tiên, Xi măng Thành Thắng, Xi măng Xuân Thành đã có những đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, thị trường tiêu chuẩn cao, khó tính.

Điểm chung của các đơn hàng này là sản lượng nhỏ, mang tính tiếp cận thị trường. Dự báo, xuất khẩu xi măng, clinker trong cả năm 2023 sẽ bằng xấp xỉ mức thực hiện của năm ngoái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại