Châu Âu tìm đến pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc
Nhu cầu cho pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng mạnh khi các doanh nghiệp và hộ gia đình ở châu Âu chuyển hướng sang lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.
Kim ngạch xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc tới EU đã tăng 138% trong 8 tháng đầu năm, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng 91,2% so với cùng kỳ.
Châu Âu hiện đang nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch từ Nga, quốc gia hiện đã cắt giảm nguồn cung khí đốt cho các nước trong khu vực nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt, qua đó khiến giá cả trên thị trường năng lượng toàn cầu tăng mạnh.
Qin Yan, chuyên gia về năng lượng tại công ty dịch vụ tài chính Refinitiv, Na Uy, cho biết đang có xu hướng gia tăng nhu cầu lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời áp mái.
"Bản thân tôi thấy giá điện năng tăng lên mỗi ngày và sau khi tính toán các lợi ích chi phí, việc lắp đặt pin mặt trời là giải pháp hiệu quả vào lúc này", Qin nói.
"Chi phí đầu tư đã giảm một nửa xuống còn 7 năm kể cả với sự hỗ trợ từ chính quyền. Tôi đã đặt hàng từ tháng 5, nhưng các nhà cung cấp cho biết họ vẫn đang chờ nguyên vật liệu từ Trung Quốc, cũng như các chuyên gia lắp đặt".
Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu pin mặt trời từ Trung Quốc của Na Uy đã tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà cung cấp Trung Quốc đang phải chạy đua tiến độ để đáp ứng nhu cầu tăng cao, theo Xu Fei, giám đốc điều hành tại Ngân hàng Inno Investment.
"Năm ngoái, nhiều người cho rằng giá poly silicon (một cấu phần trong sản xuất pin mặt trời) sẽ giảm vào thời điểm tháng 7-8 năm nay, nhưng thực tế đang cho thấy điều ngược lại. Điều này chứng minh nhu cầu sản xuất pin mặt trời vẫn ở mức cao".
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, Qin nhận định giá năng lượng mà các hộ gia đình châu Âu phải chi trả sẽ tăng 2-3 lần so với giai đoạn 2019-2020, bất chấp các nỗ lực trợ giá của chính phủ.
Việc thiếu hụt năng lượng cũng khiến khách hàng cần quan tâm hơn đối với vấn đề an ninh năng lượng, và việc phát triển các nguồn cung năng lượng tái tạo tự phát đang được ưu tiên.
"Kì vọng về các chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo sẽ làm gia tăng nhu cầu với nguồn năng lượng này tại châu Âu", cô nói.
Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đặc biệt quan tâm tới việc chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch, khi họ thường là đối tượng nằm ngoài các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Việc cắt giảm thời gian đầu tư, từ 15 năm xuống còn 6 hay 7 năm, đối với việc lắp đặt các dự án điện mặt trời áp mái cỡ trung tại hầu hết các nước châu Âu đang khiến phương án này ngày càng hấp dẫn, các chuyên gia nói.
Nhằm đối phó với tác động tiêu cực lên thị trường do cuộc chiến Nga-Ukraine, EU đang đề xuất về kế hoạch năng lượng mang tên REPowerEU vào tháng 5 nằm đa dạng hoá nguồn cung năng lượng và đẩy nhanh xu hướng giảm phát thải khí carbon của khối, trong đó ưu tiên thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Nhu cầu năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng
Việc thúc đẩy chuyển dịch sang năng lượng xanh sẽ tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm điện mặt trời và điện gió từ Trung Quốc, theo các chuyên gia.
Bên cạnh đó, việc nhu cầu sử dụng điện mặt trời dân dụng tăng mạnh ở châu Âu cũng sẽ khiến các chính phủ gặp khó trong việc áp đặt thuế nhập khẩu hay các rào cản kĩ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Xu từ Ngân hàng Inno Investment nói.
"Kể cả khi thuế nhập khẩu tăng lên, điều này sẽ không ảnh hưởng tới nhu cầu từ khách hàng, và chính họ sẽ phải chịu chi phí tăng cao đó", Xu nói thêm.
Hiện Trung Quốc đang chiếm tới 80% thị phần sản xuất các thiết bị năng lượng mặt trời, theo báo cáo từ Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA).
Việc gia tăng nhu cầu từ các thị trường nhỏ đang tạo ra cơ hội lớn cho các công ty nhỏ và vừa của Trung Quốc, vốn chỉ tập trung ở những thị trường mới nổi như châu Phi, Đông Nam Á hay Nam Mỹ, Xu nói.
Như một phần trong kế hoạch REPowerEU, Uỷ ban châu Âu muốn đẩy mạnh sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời ở châu Âu, qua đó giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. "Tôi sẽ không bất ngờ nếu châu Âu công bố việc áp đặt thêm các hàng rào thương mại. Nhưng sự vượt trội và tính cạnh tranh cao của Trung Quốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng là rõ ràng và khó có thể thay thế", Qin nói