Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng

Thuỷ Tiên |

Gia đình chú rể Henry vô cùng hào hứng khi thực hiện những phong tục truyền thống trong đám cưới của người Thái, trong đó có lễ tằng cẩu.

Mới đây, đám cưới đặc biệt của cặp đôi Việt - Mỹ nhận được "mưa tim" từ cộng đồng mạng. Hình ảnh nhà trai người Mỹ "nhập gia tuỳ tục", mặc trang phục truyền thống của dân tộc Thái tới rước dâu đã gây ấn tượng mạnh, nhận về nhiều lời khen. 

Theo tìm hiểu, nhân vật chính trong đám cưới là chú rể Henry (26 tuổi, quốc tịch Mỹ) và cô dâu Lò Thị Thuý (26 tuổi, ngụ tại Sơn La). Lễ vu quy của đôi uyên ương tổ chức vào ngày 19/3 tại quê nhà cô dâu, tức xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 1.

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 2.

Đám cưới của chú rể Henry - cô dâu Lò Thị Thuý

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 3.

Người nhà chú rể thích thú đội khăn Piêu

Anh Trương Thành Đạt (biệt danh Đạt Key) là thợ ảnh chính chụp trong đám cưới. 4 năm làm nghề, anh Đạt chụp rất nhiều bộ ảnh, nhưng chưa có đám cưới nào lại thú vị, có sự giao thoa mang đậm bản sắc dân tộc như đám cưới của cô dâu Lò Thị Thuý. 

Vì gặp khó khăn về giao tiếp nên trong thời gian tác nghiệp, anh Đạt cần tới sự hỗ trợ của phiên dịch viên. 

"Đám cưới hôm đó nhà trai có chuẩn bị một tráp lễ đầy đủ gồm trầu cau, chè, rượu, thuốc, bánh kẹo. Phía nhà gái tổ chức cũng khá to, khoảng 80 mâm cỗ. Bên gia đình chú rể có bố mẹ chú rể, em gái và bà ngoại chú rể sang tham dự. Phía cô dâu là chỗ khách hàng thân thiết với mình nên cũng không có yêu cầu gì quá khó khăn cả. Hai bên gia đình rất thân thiện và hiếu khách", anh Đạt cho biết. 

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 4.

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 5.

Các thành viên trong gia đình Henry hào hứng trước phong tục đám cưới ở Việt Nam

Ra hồ Gươm học tiếng Anh, không ngờ cưới chồng Mỹ

Được biết, cô dâu Lò Thị Thuý và chú rể Henry gặp nhau cách đây 5 năm. Thời điểm đó, chị Thuý đang học tiếng Anh, có ra Hồ Gươm, Hà Nội để tìm người nước ngoài trò chuyện, giao lưu. Chị vô tình gặp anh Henry, người Mỹ - kém chị 2 tuổi đến từ thủ đô thủ đô Washington DC. Henry khi đó đang đi du lịch tại Việt Nam và bày tỏ bản thân cũng đang muốn học tiếng Việt. 

Cặp đôi trao đổi tài khoản mạng xã hội, giữ liên lạc, kết nối thường xuyên. Trong 1 tháng ở Việt Nam, chị Thuý cũng rất nhiệt tình giới thiệu cho chàng trai Mỹ những nét đẹp trong văn hoá ẩm thực người Việt. 

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 6.

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 7.

Cô gái Thái nhận được nhiều lời chúc phúc

Ngày Henry quay về Mỹ, chị Thuý vẫn thường xuyên giữ liên lạc, gọi điện trò chuyện mỗi ngày. Dù khoảng cách địa lý xa xôi song tình cảm họ dành cho đối phương ngày một lớn dần.

Sau giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, anh Henry về Việt Nam định cư và muốn về chung một nhà với chị Thuý. Tình yêu 5 năm khép lại bằng một đám cưới đẹp. 

Trước ngày diễn ra hôn lễ, hai gia đình đã chuyện trò online, bàn bạc về cách thức, nghi lễ tiến hành sao cho phù hợp. Gia đình anh Henry rất tôn trọng văn hóa truyền thống của người Việt Nam và vô cùng hào hức trước những phong tục thú vị trong đám cưới, trong đó có nghi lễ tằng cẩu. 

Gia đình chú rể Mỹ đội khăn Piêu, đem tráp lễ tới rước cô gái dân tộc, đám cưới xôn xao một vùng- Ảnh 8.

Đoàn nhà trai bê tráp lễ tới

Theo tìm hiểu, nghi lễ tằng cẩu được thực hiện tại nhà gái trước lúc nhà trai đón dâu. Trong buổi lễ, cô dâu ngồi giữa quay mặt về hướng Đông, nơi có cửa sổ đón ánh bình minh. Đại diện gia đình nhà trai và nhà gái ngồi xung quanh.

Sau khi tiến hành các nghi lễ tâm linh, một người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm, đại diện cho nhà gái sẽ tiến hành chải tóc cô dâu về phía trước mặt rồi cùng người đại diện cho nhà trai cột toàn bộ tóc lên đỉnh đầu. Sau đó cuộn tròn lại thành búi, kéo mái tóc ra hai bên để phần mái bồng ra không gây cảm giác khó chịu. Đồ vật không thể thiếu chính là cây trâm bạc sẽ được cài xuyên qua búi tóc có ý nghĩa rất đặc biệt. 

Cũng trong đám cưới, mẹ Henry mặc trang phục truyền thống của người Thái, còn em gái anh lại thích thú với chiếc khăn Piêu do chính tay chị dâu làm gửi tặng.

Những tình cảm ấm áp, sự trân trọng mà nhà trai gửi gắm trong ngày lễ trọng đại khiến chị Thuý vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện. Cặp đôi dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục sống và làm việc ở Hà Nội, đắp xây tổ ấm.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại