Giá dầu thô rớt xuống dưới 0 USD/thùng

N.M |

Giá dầu WTI giao tháng 5 giảm mạnh nhất do hợp đồng tương lai này đáo hạn ngày 21/4, khi nước Mỹ vẫn đang trong tình trạng đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Nhu cầu tiêu thụ xăng giảm còn các kho chứa sắp đầy.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu WTI hợp đồng tương lai tháng 5, đáo hạn vào ngày 21/4 trên sàn Nymex đã giảm 55,90 USD (tương đương 306%) còn -37,63 USD/thùng. Hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Hai.

Đây là phiên giảm mạnh kỷ lục kể từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu vào năm 1983, và hợp đồng này cũng ghi nhận mức đóng cửa thấp kỷ lục.

Giá dầu WTI giao tháng 5 giảm mạnh do hợp đồng tương lai này đáo hạn ngày 21/4, trong bối cảnh phần lớn nước Mỹ vẫn đang trong tình trạng đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Nhu cầu tiêu thụ xăng giảm còn các kho chứa sắp đầy.

Khi hợp đồng tương lai đáo hạn, người giao dịch phải chọn thực hiện hợp đồng hay chuyển vị thế sang kỳ hạn kế tiếp. Thông thường, việc chuyển vị thế diễn ra khá dễ dàng. Tuy nhiên, hiện có rất ít người mua giá dầu WTI giao tháng 5 (CLc1), đáo hạn ngày 21/4, bởi không ai muốn nhận dầu lúc này.

Các hợp đồng dầu WTI giao sau dao động ở mức giá cao hơn nhiều so với hợp đồng dầu WTI giao tháng 5. Gần nhất, hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 giảm 4,60 USD (tương đương 18,3%) xuống 21,14 USD/thùng.

Giá dầu thô rớt xuống dưới 0 USD/thùng - Ảnh 1.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn Luân Đôn mất 2,51 USD (tương đương 8,94%) còn 25,57 USD/thùng. Dầu Brent được vận chuyển bằng đường biển nhiều hơn dầu WTI, vốn thường được vận chuyển thông qua đường ống dẫn,  ít bị hạn chế bởi những lo ngại về dự trữ ngay lập tức.

Giá CLc1 lao dốc còn phản ánh lo ngại về một lượng cung dư thừa sắp xuất hiện. Đó là dầu xuất đi từ các quốc gia OPEC, như Arab Saudi trong tháng 3.

Đại dịch Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào hoạt động kinh tế thế giới, đẩy nhu cầu năng lượng đi xuống. Và giá dầu giảm là hệ quả từ việc nhu cầu năng lượng giảm mạnh và tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu. Các nước sản xuất dầu đã ký thỏa thuận giảm sản lượng nhưng mức giảm đó không kịp để tránh thế bế tắc trong vài tuần tới.

OPEC+ nhất trí giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày để kiểm soát nguồn cung thế giới nhưng phải đến ngày 1/5 thỏa thuận mới có hiệu lực.

"Chúng ta đang chứng kiến hàng loạt yếu tố cơ bản suy yếu của WTI khi sức chứa 21 triệu thùng còn dư tại Cushing sẽ ngày càng giảm trong vài tuần tới", theo Bjornar Tonhaugen, trưởng bộ phận thị trường dầu tại Rystad Energy. Cushing, bang Oklahoma là cửa ngõ giao dầu WTI của Mỹ.




Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại