"Gấu Nga" đã nổi giận, Israel còn tự do oanh tạc Syria sẽ phải trả giá đắt!

Trung Phạm |

Sự việc máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn rơi ở Syria trong vụ không kích đêm 17/9 có lẽ đã đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên hoạt động tự do của các chiến đấu cơ Israel.

Israel chủ đích hay vô tình, Nga cũng đã rất tức giận

Sự cố ngày 17/9/2018 đã đặt quan hệ Israel - Nga đứng trước một thử thách mới khi chiếc máy bay trinh sát Ilyushin IL-20 chở theo 15 thành viên phi hành đoàn trên khoang đã bị chính tên lửa phòng không S-200 của Quân đội Syria vô tình bắn hạ.

Nga đã can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria từ tháng 9/2015 và là một đồng minh thân cận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Moscow trở thành một phần tất yếu của liên minh giữa Damascus và Iran, nước bảo trợ cho phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon.

Bởi vì luôn coi Iran là một thành viên chủ chốt trong tiến trình giải quyết khủng hoảng Syria nên Nga thường xuyên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Tehran đối với quốc gia Trung Đông đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến kéo dài gần 8 năm này.

Từ trước tới nay, Israel và Nga vẫn sử dụng cơ chế ngăn ngừa xung đột ở Syria để tránh xảy ra bất cứ tình huống đụng độ không mong muốn nào giữa hai nước. Nhờ đó, Israel gần như được toàn quyền tự do xâm nhập không phận Syria để tiến hành các vụ không kích vào những mục tiêu mà quốc gia Do Thái cho rằng bộc lộ mối đe dọa đối với họ.

Trong suốt gần 8 năm xảy ra cuộc nội chiến ở Syria, Israel đã công khai thừa nhận tấn công hàng trăm đoàn xe vận chuyển vũ khí của Hezbollah càng rất nhiều mục tiêu khác ở Syria với hơn 200 vụ chỉ trong chưa đầy 2 năm qua. Đó là chưa kể tới hàng trăm đợt tấn công khác mà Israel luôn giữ thái độ im lặng dù bị Syria cáo buộc.

Trong thông báo phát đi sau sự việc ngày 17/9, Quân đội Israel (IDF) đã thừa nhận thực hiện vụ không kích và nói rằng họ tấn công vào một cơ sở quân sự của Syria được sử dụng để sản xuất các vũ khí sát thương có độ chính xác cao rồi sau đó qua Iran chuyển cho lực lượng Hezbollah ở Lebanon.

Gấu Nga đã nổi giận, Israel còn tự do oanh tạc Syria sẽ phải trả giá đắt! - Ảnh 1.

Máy bay trinh sát Ilyushin IL-20. Ảnh: Sputnik

Vài giờ sau sự cố, các quan chức Nga đã lên tiếng chỉ trích Israel, coi những gì vừa diễn ra là các hành động khiêu khích và gây hấn. Moscow cáo buộc Israel sử dụng chiếc máy bay trinh sát IL-20 như một tấm bình phong để tiến hành các vụ không kích nhằm vào những mục tiêu Syria ở Latakia, nơi Nga đặt căn cứ không quân Khmeimim.

"Hậu quả từ những hành động vô trách nhiệm của Quân đội Israel đã khiến 15 quân nhân Nga đã thiệt mạng. Điều này hoàn toàn không phù hợp với tinh thần quan hệ đối tác Nga - Israel. Chúng tôi bảo lưu quyền đáp trả bằng biện pháp phù hợp", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố.

Chỉ tới chiều ngày 18/9, Nga mới chính thức thừa nhận máy bay của họ bị bắn rơi bởi một tên lửa từ hệ thống phòng không S-200 của Syria.

Khi đó, Tổng thống Vladimir Putin đã không quy trách nhiệm cho Israel nữa mà nói rằng đó là "một chuỗi tình huống bi kịch", đồng thời cho biết, Nga sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo đảm an toàn cho binh lính và căn cứ Nga ở Syria.

Thời kỳ Israel tự do oanh tạc Syria chấm dứt?

Biện pháp bảo đảm an ninh tiếp theo ở đây có thể là từ việc đánh giá lại cơ chế ngăn ngừa xung đột tới việc đưa nhân viên quân sự Nga đến điều khiển các hệ thống phòng không của Syria hoặc thậm chí là cung cấp thêm các hệ thống phòng không mới hơn, chính xác hơn.

Các tổ hợp phòng không của Syria hiện nay phần lớn được chế tạo từ thời Liên Xô nhưng SA-2, SA-5, SA-6 cùng một số tên lửa đất đối không chiến thuật tiên tiến hơn như SA-17 và SA-22.

Tổ hợp mới nhất mà Moscow cung cấp cho Syria là hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm ngắn Pantsir S-1 đã từng tham gia tấn công nhiều máy bay không người lái và tên lửa ở Syria.

Gấu Nga đã nổi giận, Israel còn tự do oanh tạc Syria sẽ phải trả giá đắt! - Ảnh 2.

Tiêm kích Không quân Israel. Ảnh: Sputnik

Tháng 4 vừa qua, Đại tướng Sergei Rudskoy, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết: "Một năm rưỡi qua, Nga đã hồi sinh được toàn bộ các hệ thống phòng không của Syria và sẽ tiếp tục nâng cấp chúng".

Đồng thời, Moscow cũng từng phát đi thông điệp trang bị cho Syria hệ thống phòng không tiên tiến S-300 nhưng đã bị ông Putin phủ nhận sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 5/2018.

Tuy nhiên, khi sự cố máy bay Ilyushin IL-20 bị hệ thống S-200 Syria kém chính xác hơn bắn rơi xảy ra thì ý tưởng trên rất có thể sẽ được Nga xem xét lại.

Theo Jerusalem Post, Israel gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Syria mà họ cho là bộc lộ mối đe dọa "không thể tha thứ" với Tel Aviv thì các phi công Israel sẽ cần phải ghi nhớ rất kỹ lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu với người đồng cấp Israel Avigdor Liberman: "Các hành động như vậy sẽ không thể không bị đáp trả".

Tên lửa tấn công thành phố biển Latakia của Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại