Việt Sub: Minh Tuấn/Soha News
Cách đây 114 năm, vào năm 1907, nhà hóa học người Bỉ Leo Baekeland (1863-1944) đã thay đổi nếp sống của con người nhờ phát minh ra Bakelite - một loại nhựa tổng hợp hoàn toàn đầu tiên, không chứa các phân tử được tìm thấy trong tự nhiên, rẻ tiền và linh hoạt - đánh dấu sự khởi đầu của ngành công nghiệp nhựa hiện đại.
Nhựa (chất dẻo) có rất nhiều công dụng. Chúng rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của con người từ y học, dân dụng đến du hành vũ trụ. Tuy nhiên, những tiện ích mà nhựa mang lại đã dẫn đến một nền văn hóa vứt bỏ làm bộc lộ mặt tối của vật liệu thế kỷ này: Nhiều sản phẩm nhựa có tuổi thọ chỉ vài phút đến vài giờ, nhưng chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm - để rồi ‘quay lại’ gây hại cho sức khỏe con người và môi sinh.
Nhựa từng là công thần của thế giới, nhưng nhựa không có tội, lỗi thuộc về cách thức chúng ta sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa.
Gam màu tối của rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam
Trên Thế Giới...
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), trên thế giới cứ mỗi phút lại có 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được tiêu thụ, một bi kịch mới khi hạt vi nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết: Lên tới 12.000 vi hạt trên một lít nước.
Báo cáo được công bố 10 ngày trước khi bắt đầu Hội nghị về Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) nhấn mạnh rằng nhựa cũng là một vấn đề khí hậu. Đến năm 2050, lượng phát thải nhà kính CO2 được dự đoán sẽ tăng lên 6,5 tỷ tấn.
Việc phát thải CO2 ồ ạt trong bầu khí quyển khiến quá trình nóng lên toàn cầu tăng nhanh. Liên Hiệp Quốc khẩn thiết đưa ra mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Do đó, trong hội nghị COP26 hồi tháng 11/2021, tất cả 197 quốc gia trong đó có Việt Nam tham dự đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, nhằm duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris. Bước ngoặt của COP26 là các quốc gia cam kết "tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham gia tại Hội nghị cấp cao COP26 đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để "đạt mức phát thải ròng bằng 0" vào năm 2050.
Tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Cũng theo Bộ TN&MT uớc tính, ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ "ô nhiễm trắng" (ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon) trầm trọng.
Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế (Theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Trung hòa nhựa - Giải pháp góp phần cho những gam màu sáng
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể để có thể cải thiện những gam màu tối được bức tranh về rác thải nhựa. Trong đó, Trung Hòa Nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm, hoạt động trên nguyên tắc thu gom, sau đó tái chế lượng rác thải nhựa tương ứng với lượng sản phẩm nhựa được sử dụng trong bao bì hoặc sản phẩm tung ra thị trường để tái chế hoặc tái sử dụng. Khái niệm Trung hòa nhựa này được giới thiệu nhằm ngăn rác thải nhựa chưa qua xử lý bị đưa ra môi trường và hệ sinh thái và khuyến khích việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm xử lý chúng.
Vào năm 2019, Đông Ti-mo trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện Trung Hòa Nhựa, sau khi hợp tác với các nhà nghiên cứu Úc để xây dựng một nhà máy tái chế, điều này sẽ đảm bảo rằng không có nhựa qua sử dụng ở quốc gia Đông Nam Á này trở thành chất thải mà thay vào đó sẽ được tái chế thành các sản phẩm mới.
Song song, các nước như Malaysia và Philippines cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp, tiêu biểu là tập đoàn Nestlé để thực hiện chiến lược Trung Hòa Nhựa. 8 tháng sau lần đầu tiên đạt được Trung Hòa Nhựa vào tháng 8/2020, Nestlé Philippines với sự giúp đỡ của các đối tác, đã thu gom và xử lý 18.000 tấn rác thải nhựa, giúp chúng không bị đưa vào các bãi chôn lấp hoặc rò rỉ ra các đại dương.
Việc Đông Ti-mo và doanh nghiệp các nước đang hướng tới việc trung hòa về nhựa được hy vọng sẽ là bước đầu để các quốc gia Châu Á khác và trên thế giới làm điều tương tự.
Rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Ảnh: Julia Joppien / Unsplash
Tầm nhìn và trách nhiệm của Việt Nam về rác thải nhựa
1. Chiến lược quốc gia về giải quyết rác thải nhựa
Không nằm ngoài cuộc chiến với rác thải nhựa, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.
Tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Bộ TN&MT đã chủ động phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Năm 2018, Bộ đã phát động phong trào "Chống rác thải nhựa". Hưởng ứng phong trào này, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đã ký cam kết chống rác thải nhựa.
2. Sự năng động của doanh nghiệp trong việc chống rác thải nhựa
Tháng 6/2019, Có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT, nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng hiện nay. Hơn thế nữa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tờ Công Thương (Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương) cho biết, EPR được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu. Ông Fausto Tazzi - Phó Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) chia sẻ, hiện nay, không chỉ ở các nước phát triển mà nhiều Quốc gia đang phát triển đã triển khai áp dụng EPR. Thực tế, các doanh nghiệp lớn đều mong muốn phát triển bền vững và sẵn sàng nguồn lực để xây dựng lộ trình phát triển, sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.
Với bối cảnh rác thải nhựa hiện nay, thật sự cần có những bước đi mạnh mẽ của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới để có thể cải thiện được bức tranh về rác thải nhựa tại Việt Nam.
Là tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấu hiểu địa phương, Nestlé luôn thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong suốt 26 năm thành lập và phát triển, Nestlé Việt Nam đã tích cực phối hợp với chính phủ Việt Nam trong mục tiêu giảm thiểu đáng kể chất thải nhựa ra môi trường trên đất liền và đại dương, chủ động đồng hành cùng Bộ TN&MT với những hành động cụ thể để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường bền vững.
Cụ thể, Nestlé Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng ống hút giấy có chứng nhận bảo vệ rừng bền vững FSC. Điều này giúp Nestlé giảm thiểu gần 700 tấn rác thải nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm.
Năm 2021, Nestlé Milo đã đồng hành cùng Bộ TN&MT để phát động chiến dịch "Nói không với ống hút nhựa" kêu gọi 98 triệu người dân Việt Nam chung tay hành động để chống rác thải nhựa.
300 nhân viên Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng UBND thị trấn Phước Hải thu gom được hơn 1,1 tấn rác các loại. Ảnh: Nestle.com.vn
Trước những đóng góp to lớn trên, Công ty Nestlé Việt Nam đã được Bộ TN&MT vinh danh là doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2019 tại "Lễ trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam" năm 2020.