Loại gạch này dùng để lát trong Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Chúng có tên ban đầu là "Kinh chuyên" (vật liệu chuyên dùng cho hoàng cung). Tuy nhiên, chữ "kinh" và chữ "kim" (vàng) phát âm gần tương tự nên nó thường được gọi là "Kim chuyên" (gạch vàng).
Có tư liệu ghi lại, vào năm Quang Tự thứ 34 đời nhà Thanh, tại Tô Châu có 24 lò gạch khác nhau và có thông tin cho rằng, "gạch vàng" cũng được làm vào năm này.
Những viên gạch có chiều dài khoảng 0,73m, 0,66m, 0,56m. Loại gạch này được chế tác rất tỉ mỉ, viên gạch mịn, kết cấu đặc, gõ phát ra âm thanh như gõ vào vàng hoặc đá quý. Loại gạch này phải mất 2 năm mới chế tạo xong.
Quy trình làm ra gạch đòi hỏi sự tỉ mỉ và phức tạp. Đất được chọn là phải kết dính, sánh và không bị rời rạc, không cát. Công đoạn xử lý đất phải trải qua đầy đủ 7 công đoạn đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây.
Đất được phơi 1 năm để loại bỏ "chất đất" và bọt khí để tạo ra một loại đất dẻo, mịn và có chất lượng tốt. Đất này được tạo thành 1 loại bùn sau đó đóng khuôn, ép ván mặt trên và dưới. Quá trình này, có 2 người giẫm lên ván khuôn đến khi bùn co đặc thì thôi.
Đóng khuôn xong, đất được phơi trong vòng 7 tháng rồi đem nung bàng rơm trấu trong 40 ngày liên tục. Sau khi ra lò thì ngâm vào dầu ép từ hạt quả trẩu trơn. Trong 1 số lượng gạch mà có 6 viên không đạt chuẩn thì lô gạch đó bị coi là phế phẩm.
"Gạch vàng" có độ dày lớn, tính thấm nước cao, nên bề mặt của gạch lạnh, vào mùa hè rất mát. Nền của Điện Thái Hòa, điện Trung Hòa trong khu Tử Cấm Thành đều dược lát bằng loại gạch quý này. Mấy năm trước, 1 đôi gạch này đã được đem đấu giá với mức 800.000 NDT (2,7 tỷ VND), tương đương hơn 400.000 NDT/viên (1,35 tỷ VND).
>>> Xem thêm: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành
Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (VTV4)
(tổng hợp)