Klong Prem Bangkok - Nỗi sợ hãi của những kẻ tử tù
Người ta gọi Klong Prem Bangkok là "nhà tù địa ngục" bởi nó là chốn có vào mà không có ra. Được xây dựng vào năm 1944, nhà tù trung tâm Klong Prem được thiết kế bởi đội ngũ thiết kế và kỹ sư giỏi nhất thế giới thời bấy giờ.
Klong Prem được "chăm chút" như vậy bởi ngay từ khi xây dựng nhà tù này đã được lưu ý dành riêng cho các tội phạm nguy hiểm.
Bản đồ nhà tù Klong Prem.
Với cấu trúc hình vuông với nhiều phòng ốc phức tạp, Klong Prem khiến người ta có cảm giác đang nhìn vào một hình bát quái mà không rõ đường ra. Không chỉ có thiết kế phức tạp, xung quanh nhà tù còn được xây dựng hệ thống hào nước sâu và tường cao hàng chục mét được phủ dây kẽm gai có điện.
Klong Prem Bangkok có khả năng giam giữ 20.000 tù nhân dành cho cả nam lẫn nữ. Một điểm đặc biệt nữa của Klong Prem chính là việc đây là nhà tù giam giữ nhiều tù nhân nước ngoài nhất Thái Lan.
Ngoài ra nhà tù Klong Prem luôn được trang bị một đội ngũ quản giáo vô cùng tinh nhuệ và tỉnh táo. Đây là những quản giáo được đào tạo và huấn luyện, tuyển chọn từ những quản giáo tốt nhất Thái Lan.
Trong thế giới ngầm Thái Lan, Klong Prem luôn được xem là địa ngục trần gian. Chính vì sự kiên cố này nên có rất ít vụ vượt ngục được thực hiện thành công tại Klong Prem.
Tên tử tù ranh mãnh và kế hoạch vượt ngục có 1-0-2
Hẳn là nhiều năm về sau, nhà tù Klong Prem không thể nào quên cái tên David McMillan. Sinh năm 1956 tại Lon Don, David McMillan bắt đầu con đường phạm pháp từ khá sớm khi theo bạn bè tham gia trộm cướp.
Cơ duyên đặc biệt giúp McMillan quen được bố già khét tiếng thời đó là Wynne Wilson. Từ một tay trộm cướp đầu đường xó chợ, McMillan trở thành một đường dây trong mạng lưới tội ác của Wynne.
Bên trong nhà tù địa ngục
Với nhiều phi vụ thành công, McMillan trở thành đàn em được Wynne tin cậy. Hắn được ông trùm cử tới nhiều quốc gia khác nhau với nhiệm vụ chính là vận chuyển ma túy. Ngày 11/7/1995, David bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ với tang vật là 21kg Heroin và 32 tờ giấy thông hành giả mạo.
Trong thời gian giam giữ chờ ngày tòa án phán quyết tội danh, David McMillan đã bị chuyển đến nhà tù Klong Prem. Ngay khi đặt chân tới nhà tù Klong Prem, McMillan đã sử dụng cái đầu ranh mãnh của mình để lên kế hoạch cho một cuộc vượt ngục có 1-0-2 trong lịch sử.
Để chuẩn bị cho kế hoạch của mình, McMillan âm thầm làm quen với nhiều tay anh chị có máu mặt và ở lâu năm để nói chuyện về nhà tù. Dựa theo lời kể của mọi người, hắn cố gắng vẽ lại bản đồ của nhà tù và âm thầm quan sát giờ đổi ca, giờ trực của các quản giáo.
Ảnh mih họa
Hắn đã âm thầm lượm lặt từng đồ vật nhỏ nhất như: ủng cao su để chống điện, ô đi mưa, quần áo cũ... Luôn giữ mối quan hệ tốt với các tù nhân khác nên McMillan được nhiều bạn tù cho quần áo cũ. Hắn mang về phòng của mình, cắt thành những sợi nhỏ rồi bện lại với nhau thành một chiếc thang dây đủ để hắn đu từ tầng 3 xuống mặt đất.
Trong quá trình lao động cùng các tù nhân khác, McMillan đã trộm được một chiếc cưa nhỏ. Vì nếu cưa bình thường tiếng động sẽ rất rõ nên chỉ những ngày mưa McMillan mới lôi cưa ra để cưa song sắt ở cửa sổ. Sau khi cưa thành công thanh sắt chắn ở cửa phòng, David McMillan quyết định chui ra khỏi phòng giam. Tuy nhiên, phần cửa sổ quá bé, nên hắn phải bỏ hết quần áo lại chỉ mặc duy nhất một chiếc quần lót để chui ra khỏi cửa.
Sau khi xuống được mặt đất, McMillan tìm những đồ vật được cất giấu như ủng cao su, găng tay cao su và một bộ quần áo tối màu. Do dùng ủng cao su và găng tay còn thân người nằm trên ván nên McMillan khéo kéo không bị điện giật. Hắn đã lách qua được 6 hàng rào gai điện bằng cách này.
Thoát khỏi hàng rao gai điện, hắn còn phải vượt qua hệ thống hào sâu trước khi vượt tiếp hàng rào dây thép gai thứ 7. Ở hàng rào cuối cùng, không chỉ có cảnh vệ mà hệ thống còn khủng khiếp hơn hắn không thể nào dùng ván được nữa.
Lúc này, McMillan đã dùng những chiếc quần áo cũ để quấn quanh hàng rào để lách qua dây theo gai điện và thoát ra đường Maha Chai tại thủ đô Bangkok. Khi nhảy được xuống đường, McMillan đã trầy trụa máu nhưng điều này chẳng có ý nghĩa gì với tên tử tù vừa thoát khỏi được nhà tù kiên cố nhất Thái Lan.
Ở đài quan sát, một số lính canh có nhìn thấy hình ảnh người đi trong mưa nhưng không ai nghĩ đó là tên tử tù đang vượt ngục và David McMillan đã trốn tù thành công. Hắn điềm nhiên bắt taxi chạy tới khu phố người Hoa.
Tận đến sáng hôm sau, nhà tù mới phát hiện McMillan vượt ngục. Vụ vượt ngục đã gây chấn động dư luận thế giới thời bấy giờ và khiến 11 giám thị và 4 sĩ quan bị kỷ luật.
Cái kết đắng của kẻ tử tù trốn trại
David đã tạo nên một cuộc vượt ngục chấn động dư luận khắp Thái Lan và cả trên toàn thế giới. Sau khi thoát khỏi nhà tù Thái Lan, McMillan bỏ trốn tới Pakistan và xây dựng đường dây buôn lậu ma túy ở Australia, Bỉ và Anh.
McMillan bị truy nã toàn thế giới và sau đó bị bắt tại London vì tội buôn lậu ma túy. Hắn thụ án 5 năm sau đó được ra tù.
Năm 2007, sau khi ra tù, McMillan chuyển đến sinh sống tại khu Kesington và xin làm công nhân tại một xưởng bao bì y tế tại thành phố Dorking để kiếm thu nhập sống qua ngày.
Sau khi vượt ngục thành công, David McMillan đã viết một cuốn sách kể lại quá trình vượt ngục ngoạn mục của mình. Tháng 12 năm 2008, Nhà xuất bản Mainstream của Anh đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề "Màn vượt ngục của McMillan", thu hút sự quan tâm của dư luận.
Hình ảnh gần đây nhất của David McMilla.
Tuy nhiên, cuốn sách này bị cấm tại Thái Lan và Australia, đây cũng là hai quốc gia phát lệnh truy nã đặc biệt đối với David McMilla. Nhiều người thắc mắc tại sao McMillan có thể nhởn nhơ sống tại Anh mà không bị bắt về Thái Lan và Autralia thì nguyên nhân đơn giản là theo quy định luật pháp Anh không cho phép dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình và tra tấn.
David từng khiến lực lượng chức năng của Thái Lan và Australia phải điên đầu khi trở thành khách mời danh dự trong một tập phim dài 50 phút của đạo diễn Danny Dyer được phát sóng trên truyền hình.
Tuy nhiên những ngày huy hoàng của McMillan chẳng được mấy chốc khi năm 2012, hắn lại tiếp tục vào tù vì tội buôn bán và tàng trữ ma túy. McMillan lại tiếp tục trả giá cho tội lỗi của mình với 4 năm đứng phía sau song sắt. Hắn ra tù vào tháng 9/2016 và liên tục bị quản thúc.