G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu

Kiệt Linh |

Lãnh đạo của 7 nền kinh tế lớn – nhóm G7 đã có hai ngày họp thượng đỉnh đầy căng thẳng ở Pháp vào một thời điểm khi mà thế giới phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng có nguy cơ đẩy toàn cầu vào nguy hiểm. Đó là vụ cháy rừng khủng khiếp ở Amazon, là cuộc chiến thương mại “tương tàn” giữa Mỹ và Trung Quốc, là cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran với bóng ma chiến tranh ám ảnh, là cuộc đối đầu không dứt và đầy tổn thất giữa Nga với phương Tây….

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 1.

Các nước G7 nhóm họp trong bối cảnh nội bộ đầy mâu thuẫn và thế giới đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 2.

Các nước G7 được cho là theo đuổi mục đích riêng vì biết rằng họ sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề toàn cầu hiện nay

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 3.

Tổng thống Trump được cho là có nhiều mâu thuẫn với các nước còn lại trong G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 4.

Mặc dù vậy, ông Trump vẫn tuyên bố, các nước G7 hòa thuận với nhau và có cuộc họp diễn ra thuận lợi

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 5.

Các nước G7 cam kết giúp Brazil chống cháy rừng. Đây có lẽ là điểm sáng hiếm hoi trong hội nghị G7 vừa qua

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 6.

Các nước G7 cho biết, họ gần đạt được thỏa thuận về cách giúp Brazil giải quyết thảm họa cháy rừng Amazon

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 7.

Ông Trump ký lệnh tăng thuế trả đũa đợt thuế mới của Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại đang leo thang và khó có khả năng hạ nhiệt. Cuộc chiến này đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hội nghị G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 8.

Ông Trump nói rằng, không nước nào trong G7 phản đối cách tiếp cận cứng rắn của ông với Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh được cho là đã trực tiếp phản đối cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung với Tổng thống Trump do lo ngại cuộc chiến này sẽ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 9.

Ngoài mâu thuẫn về cuộc chiến thương mại, các nước G7 còn mâu thuẫn về vấn đề Iran. Tổng thống Trump được cho là không hài lòng với cách xử lý vấn đề Iran của Pháp tại hội nghị G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 10.

Tổng thống Pháp đã mời Ngoại trưởng Iran đến G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 11.

Tổng thống Trump được cho là đã bất ngờ trước quyết định của Pháp về việc mời Ngoại trưởng Iran đến dự hội nghị G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 12.

Mỹ được cho là không hài lòng về cách tổ chức hội nghị G7 của Pháp

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 13.

Tổng thống Trump gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại G7

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 14.

Tổng thống Trump còn mâu thuẫn với các nước trong G7 về vấn đề mời Nga quay trở lại nhóm nước này.

G7 mâu thuẫn chồng chất giữa khủng hoảng toàn cầu - Ảnh 15.

Ông Trump tuyên bố sẽ mời ông Putin dự hội nghị G7 sắp tới ở Mỹ

Nguyên thủ của các nước Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ đã gặp nhau ở Pháp trong hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra vào cuối tuần vừa rồi. Đây là lần thứ 45 G7 nhóm họp theo hình thức này hay hình thức khác. G7 thường tổ chức hội nghị bàn tròn để thảo luận về các vấn đề nóng của thế giới và hội nghị này thường được chủ trì bởi lãnh đạo của nước chủ nhà. Năm nay, Tổng thống Pháp là người dẫn dắt các cuộc thảo luận. Theo thông lệ, G7 luôn đưa ra một tuyên bố hoặc thông cáo chung vào cuối mỗi hội nghị.

Tuy nhiên, trong một dấu hiệu cho thấy “điềm không lành” trước hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng thống Pháp Macron đã thông báo rằng, sẽ không có một tuyên bố chung được đưa ra. Đây không khác nào một sự thừa nhận rằng việc các nước G7 tìm được tiếng nói chung đồng thuận vào thời điểm này là công việc rất khó khăn, nếu không nói là không thể. Trong bối cảnh như thế, các nhà lãnh đạo G7 đến hội nghị thượng đỉnh 2019 với tâm thế chuyển hướng tập trung vào các cuộc họp song phương, các cuộc gặp một-một để tìm kiếm các thỏa thuận riêng phục vụ cho lợi ích của nước mình. Mặc dù vậy, G7 vẫn tập trung bàn vào các vấn đề cấp bách nhất của thế giới hiện giờ.

G7 đã cam kết giúp Brazil chống cháy rừng Amazon – điểm sáng duy nhất của G7?

Cháy rừng lan rộng và ngày một nghiêm trọng ở Amazon đã thực sự trở thành một vấn đề quốc tế cấp bách chứ không còn là một vấn đề thuộc phạm vi của riêng đất nước Brazil bởi Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh, được ví như “lá phổi” của trái đất. Amazon cung cấp đến 20% lượng khí oxi và là ngôi nhà của 10% hệ động thực vật toàn cầu.

Cháy rừng ở Amazon không được kiểm soát và giải quyết dứt điểm thì sẽ gây ra thảm họa thực sự không chỉ đối với Brazil và các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Bolivia hay Colombia mà với toàn thể nhân loại.

Trước hội nghị thượng đỉnh G7, nhiều người đã vô cùng quan ngại trước tình cảnh thế giới dường như “bỏ quên” vấn đề có ảnh hưởng sống còn đến nhân loại nói trên. Không ít tiếng nói đã cất lên để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy hành động để cứu lấy nhân loại.

Trong cuộc họp ngày hôm qua (25/8), lãnh đạo nhóm nước G7 cho biết, họ đã sẵn sàng để giúp Brazil chống lại thảm họa cháy rừng ở Amazon hiện nay đồng thời giúp nước này khôi phục lại những tổn thất vừa qua.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 đã gần đi đến một thỏa thuận về cách thức trợ giúp Brazil. Thỏa thuận này sẽ đề cập đến cả cơ chế tài chính và kỹ thuật “để có thể đem đến sự trợ giúp theo cách hiệu quả nhất có thể."

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, Đức cùng với các nước khác sẽ bàn bạc với phía Brazil để tiến hành công tác khôi phục lại tổn thất ở rừng Amazon sau khi các trận hỏa hoạn được dập tắt triệt để.

"Tất nhiên, đó là lãnh thổ của Brazil nhưng ở đây có những cánh rừng mưa nhiệt đới và đó là vấn đề toàn cầu. Lá phổi của toàn bộ trái đất của chúng ta đang bị ảnh hưởng và chúng ta cần phải tìm các giải pháp chung”, bà Merkel nhấn mạnh.

Những phát biểu trên đem đến hy vọng về việc G7 sẽ thực sự bắt tay vào giải quyết vấn đề gây lo ngại toàn cầu ở Amazon. Trước đó, G7 từng bị chỉ trích về việc thay vì chung tay giúp đỡ Brazil chống cháy rừng ở Amazon thì lại đổ xô vào công kích Tổng thống Brazil.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung – ác mộng với nền kinh tế toàn cầu

Cùng với cháy rừng ở Amazon, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là 2 trong số những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất và không có gì ngạc nhiên khi nó là một trong những chủ đề được tập trung hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa rồi.

Các nước G7 đương nhiên không giấu nổi lo ngại khi Mỹ và Trung Quốc lao vào cuộc chiến thương mại một cách quyết liệt và không khoan nhượng. Hai nước này dường như bất chấp hậu quả. Giới phân tích cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lúc này dường như biến thành cuộc chiến “danh dự”, cuộc chiến “giữ thể diện” giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu tiếp tục leo thang như tốc độ hiện tại thì chắc chắn sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát và sẽ gây ra ảnh hưởng không thể lường trước đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vốn đang bị chững lại.

Đối mặt trước nguy cơ đáng sợ nói trên, các nhà lãnh đạo G7 đương nhiên mong muốn Mỹ và Trung Quốc tìm được lối thoát cho cuộc chiến thương mại hiện nay. Tuy nhiên, mọi việc hoàn toàn không dễ như vậy.

Trong cuộc gặp với ông Boris Johnson tại G7, ông Trump được cho là đã bày tỏ rằng ông này không hoàn toàn tự tin về việc liệu cách tiếp cận cứng rắn của mình với Trung Quốc có đúng hay không và rằng ông “đang phân vân, suy nghĩ lại” về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Phát biểu này khiến không ít người hy vọng ông Trump sẽ thay đổi hướng đi và giúp giải quyết cuộc chiến thương mại hiện nay với Trung Quốc.

Tuy nhiên, hy vọng chưa kịp nhen lên thì ngay lập tức người ta đã phải thất vọng. Nhà Trắng vừa cho biết, Tổng thống Donald Trump không định nói là ông “phân vân” về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà chỉ “tiếc là không tăng thuế cao hơn” đối với Trung Quốc. Ông Trump thậm chí còn nói, ông có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp để buộc các doanh nghiệp Mỹ cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc.

Tổng thống Trump khẳng định, không có nước G7 nào phản đối cách tiếp cận hiện tại của ông với Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Thủ tướng Anh Johnson là người trực tiếp bày tỏ với Tổng thống Trump về sự phản đối của ông này với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc đối đầu Nga-phương Tây không có hồi kết

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay còn chứng kiến mâu thuẫn nội bộ nổi lên vì vấn đề Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra vấn đề mời Nga quay trở lại nhóm G7 để trở thành G8 như trước đây. Tuy nhiên, đề xuất này từ trước đó đã bị các nước còn lại trong G7 phản đối quyết liệt.

Khi được hỏi về việc G7 có bàn về vấn đề mời ông Putin quay trở lại tham dự các hội nghị của G7, Tổng thống Trump đã trả lời là có. Ông chủ Nhà Trắng cho biết, “chúng tôi đã thảo luận về vấn đề đó” và “rất có thể” ông Putin sẽ được mời đến hội nghị thượng đỉnh G8 ở Mỹ vào lần tới.

Theo lời Tổng thống Trump, G7 đã có các cuộc thảo luận “sống động” và “thực sự lạc quan” về vấn đề mời Nga quay lại. Ngoài Italia ủng hộ đề xuất của ông Trump, các nước khác đều phản đối với lý do điều này có liên quan đến vấn đề Ukraine.

Ngoài mâu thuẫn về vấn đề Nga, nội bộ G7 còn mâu thuẫn về vấn đề Iran với Mỹ được cho là “một mình một chiến tuyến”. Mỹ tiếp tục muốn theo đuổi chính sách cứng rắn, gây sức ép mạnh mẽ với Iran trong khi các nước phương Tây muốn tiếp tục theo đuổi con đường hòa dịu được vạch ra trong thỏa thuận hạt nhân mà họ đã ký với Iran.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại