Nó có tên đầy đủ là Overburden Conveyor Bridge F60, là chiếc cầu băng tải khổng lồ được thiết kế và lắp rắp bởi Volkseigener Betrieb TAKRAF và đưa vào sử dụng tại mỏ than lộ thiên ở Lusatian, Đức.
Có 5 chiếc F60 từng được sản xuất, lần lượt vào các năm: 1969-1972, 1972-1974, 1976-1978, 1986-1988 và 1988-1991.
Một phần nhỏ của cỗ máy khổng lồ.
Hiện nay vẫn còn 4 chiếc vẫn đang hoạt động tại các mỏ than lớn, đóng góp 1 phần đáng kể vào năng suất tại đây. Riêng chiếc F60 được sản xuất cuối cùng vào năm 1991 thì được mở cửa cho khách vào tham quan.
Overburden Conveyor Bridge cao 60m nên thường được gọi tắt là F60. Dù có chiều cao khá khiêm tốn nếu đem so với những cỗ máy siêu khủng trên thế giới nhưng nếu nói về đồ sộ thì F60 hiếm có đối thủ nào cùng "đẳng cấp".
Chiều dài siêu khủng của F60, siêu máy khai thác than đá.
Cụ thể, nó nặng tới 13.600 tấn, sở hữu 760 bánh xe các loại, và đặc biệt nhất là F60 có chiều dài lên đến hơn nửa cây số, 502m! Nhìn bên ngoài, cỗ máy khổng lồ của chúng ta không khác gì tháp Eiffel đặt nằm ngang cả, và đó cũng là nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành.
Chiếc cầu băng tải khai thác than lớn nhất thế giới
Không chỉ có ngoại hình đồ sộ, F60 là 1 cỗ máy mạnh mẽ và đầy "nội lực". Nó từng đạt công suất hoạt động tối đa với mức sản lượng 29.000 m³/h (tương đương khoảng 50.000 tấn đất đá), để dễ hiểu, điều đó ngang bằng với khối lượng kích thước của một sân bóng đá với độ sâu 7-8 mét.
F60 - Cỗ máy khai thác than khổng lồ
F60 có hai khung lớn có bánh xe, mỗi cái chạy trên 1 đường ray (khổ tiêu chuẩn). Tốc độ tối đa của F60 là 13m/phút (0,78km/h) và tốc độ hoạt động là 9m/phút (0,54km/h). Ngoài ra, để tối đa hóa năng suất làm việc, cỗ máy khổng lồ này đươc trang bị 9 loại băng tải khổ lớn với tốc độ truyền 10m/s.
Lichterfeld F60 là chiếc máy được sản xuất muộn nhất vào năm 1991 và cũng là cái duy nhất đã được "nghỉ hưu". Nó mở cửa cho du khách hàng ngày theo một dự án của Internationale Bauausstellung Fürst-Pückler-Land.
Sau khi nước Đức thống nhất, các mỏ khai thác thuộc thành trách nhiệm của tập đoàn Lausitzer und Mitteldeutsche BERGBAU-Verwaltungsgesellschaft (Lusatian và Trung Đức-Mining Society, LMBV), nhưng chúng đã phải đóng cửa mỏ theo lệnh của chính phủ để cải tạo phục vụ kinh tế mà không gây hại cho môi trường.
Giữa năm 2000 và 2010, nó được Internationale Bauausstellung Fürst-Pückler-Land chuyển đổi thành một nơi thu hút khách du lịch, ngày nay không còn đất đá hay than nữa mà là hàng trăm những ánh đèn lấp lánh cùng các thiết bị khác để phục vụ việc tham quan.
Tham khảo nhiều nguồn