Ông James Faucette - thuộc tập đoàn tài chính khổng lồ Morgan Stanley đưa ra nhận định: "Giá trị của bitcoin bằng 0 USD".
Theo lập luận của vị chuyên gia này, "Nó (Bitcoin) không giống như một loại tiền tệ, cũng không giống vàng, và nó không được ưa chuộng trong việc thanh toán", ông Faucette nói.
Mặc dù ông Faucette cố gắng có thể định lại giá trị của chúng, song, dường như các biện pháp khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra được các giải pháp để định được giá trị của chúng.
"Nếu không có ai chấp nhận công nghệ thanh toán này thì giá trị của loại tiền này chỉ là 0", ông Faucette nói. Tất nhiên, trên phương diện thanh toán thị trường, không một ai chấp nhận một vật chất không có thực.
Chúng không phải vật chất được xác định bởi vàng, USD hay chứng khoán. Bitcoin cũng không có lãi suất liên quan và các nhà đầu tư đang cố gắng "ảo tưởng" khi xác định giá trị của chúng.
Rất có thể, Bitcoin là một mạng lưới thanh toán. Nhưng sẽ rất khó khăn để mở rộng quy mô thanh toán và mạng lưới này không tính phí giao dịch.
Tính đến nay có 11 triệu Bitcoin đang lưu hành trên thế giới. Dự đoán đến năm 2140, tổng số tiền Bitcoin có thể đạt mức tối đa 21 triệu.
Số lượng là vậy thế nhưng giá trị đích thực của Bitcoin là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bởi có nhiều người thường lầm tưởng giá trị Bitcoin chính là số tiền được quy ra giá trị của các đồng tiền trên thế giới.
Do tiền tệ cần đảm nhiệm đầy đủ 3 chức năng quan trọng: thanh toán, kế toán và lưu trữ giá trị.
Thế nhưng, cho đến nay, Bitcoin vẫn chưa thể trở thành tiền tệ thực sự. Bởi vì chức năng phương tiện thanh toán dễ dàng chưa đảm bảo.
Đây không phải là lời cảnh báo đầu tiên về giá trị của Bitcoin.
Trước đó, ông Emil Oldenburg, người đồng sáng lập trang web bitcoin.com đã bán hết bitcoin của mình và đưa ra lời cảnh báo về sự an toàn của loại đồng tiền thuật toán mới.
"Tôi phải nói rằng, đầu tư vào Bitcoin thời điểm này là cực kỳ rủi ro. Trên thực tế thì mới đây, tôi đã bán hết số Bitcoin của mình và chuyển sang Bitcoin Cash", Oldenburg nó.
"Ngay khi người ta nhận ra cách hoạt động của nó, họ sẽ bắt đầu bán ra. Mạng lưới Bitcoin cũ sẽ trở nên vô giá trị", vị này khẳng định trên báo chí.
Tại Việt Nam, việc thanh toán bằng bitcoin đã gần như đi đến hồi kết. Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấm giao dịch bằng tiền ảo.
Từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể chịu án tù lên tới 3 năm.
Xung quanh về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước tỏ ra rất đồng tình.
Trả lời trên báo đầu tư, thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh, Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Tổng cục An ninh) cho biết: "Nếu để bitcoin phát triển một cách ồ ạt, không có định hướng, không có sự quản lý của Nhà nước, thì có thể gây ra những hậu quả khó lường kể cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, chủ quyền đất nước.
Có 4 nguy cơ của tiền ảo tới nền kinh tế: các băng nhóm tội phạm lợi dụng tiền ảo để rửa tiền; các thế lực thù địch và phản động lưu vong sử dụng tiền ảo để chuyển tiền tài trợ cho các hoạt động chống đối trong nước.
Ngân hàng Nhà nước - với chức năng là ngân hàng trung ương - sẽ mất dần sự kiểm soát đối với hệ thống tiền tệ; nguy cơ mất an toàn, lộ thông tin, bị lừa đảo, bị tấn công… rất cao khi thanh toán bằng tiền ảo".