Đúng ngày 14/2, sếp Hoàng Nam Tiến "khoe" thư tình của tướng Hoàng Đan: Chỉ một câu cũng đủ làm xao xuyến

Thùy Anh |

Đây chỉ là một trong rất nhiều bức thư được trao đi của tướng Hoàng Đan và vợ của ông.

Chiều ngày 14/2, sếp Hoàng Nam Tiến đã đăng tải video chia sẻ về tình yêu "độc lạ". Câu chuyện của ông lạ ở chỗ, đó là một phần trong chuyện tình của Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ là bà Nguyễn Thị An Vinh. Ông bà cũng là cha mẹ thân sinh ra sếp Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.

Ông Tiến cho biết, bố mẹ ông đã gửi cho nhau khoảng 400 bức thư từ những năm 1953. Trong đó, có một bức thư tướng Hoàng Đan gửi cho vợ như thế này:

“Anh biết là em yêu anh, nhưng anh còn muốn hơn thế nữa. Anh biết là em yêu anh nhưng anh muốn là em hôn anh trước.”

Ông Tiến nói thêm, phụ nữ ngày xưa không như các bạn trẻ hiện đại, rất hiếm khi chủ động. Không ít lần, ông đã nhắc đến mẹ của mình trong những bài chia sẻ trước truyền thông.

Sếp Hoàng Nam Tiến từng kể, khi đọc thư của ba mẹ, ông cảm thấy mối tình đẹp giống như ba mẹ của mình thật quý hiếm. Khi gia đình tổ chức lễ ăn hỏi, sau khi báo cáo tổ chức, Thiếu tướng Hoàng Đan đưa vợ về nơi bà từng học.

Tướng Hoàng Đan đã đạp xe 1.200 km để cưới vợ, từ Điện Biên về Nghệ An, đạp xe ra Thái Nguyên, vòng lên Lạng Sơn, mang theo một tời giấy giới thiệu. Sau khi cưới, ông ở Hà Nội, bà Nguyễn Thị An Vinh trên Lạng Sơn. Trong vòng 3 năm, mỗi tuần, sau khi bữa ăn chiều thứ bảy, ông lại đạp xe từ Hà Nội về Lạng Sơn để ở bên vợ một ngày, rồi chiều chủ nhật lại đạp xe về. Thời đó không có điện thoại, ông bà đều viết vào cuốn sổ nhật ký và mỗi tuần đổi cho nhau.

Đúng ngày 14/2, sếp Hoàng Nam Tiến

Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ. Ảnh: Internet

Có thể nói, chính tình yêu thương của ba mẹ đã tác động đến nhận thức và thái độ sống sau này của ông Hoàng Nam Tiến. Mỗi khi nhắc đến mẹ, ông không thể giấu lòng biết ơn, thương yêu, và những ký ức về mẹ.

“Về sau khi ba mất, mẹ tôi yêu cầu chôn tất cả các kỷ vật đó theo ba, và tiếc là tôi không chụp lại. Thực ra mẹ tôi không muốn ai đọc. Xưa đàn ông đi chiến đấu, một năm gặp nhau hai lần, mỗi lần dưới 5 ngày thì sự ra đời của tôi là một may mắn”, ông Hoàng Nam Tiến nhớ lại. “Nếu mẹ có giận gì thì ba tôi sẽ nói: ’40 năm chiến đấu ở chiến trường không một vết thương vì ông bà nhân hậu còn mẹ thì bao dung’. Mẹ tôi chỉ quan tâm tôi có hạnh phúc hay không.”

Từ những ngày còn bé, ông Hoàng Nam Tiến được mẹ ru bằng “Truyện Kiều”. Nhờ thế, ông đọc thuộc các câu Kiều không cần mở sách. Mỗi câu thơ thấm vào trong người và sau này thành những điểm chuẩn mực về văn hoá. Để khi làm gì, ông đều nhớ lại những câu thơ đó, và cũng biết không thể làm sai, khi nghĩ về mẹ.

Đúng ngày 14/2, sếp Hoàng Nam Tiến

Ông Hoàng Nam Tiến. Ảnh: Internet

Sếp Tiến từng chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện nay rất khó cân bằng giữa gia đình và sự thành công trong công việc. Tôi chứng kiến rất nhiều người thành công nhưng ít người hạnh phúc, vì họ thiếu hậu phương vững chắc. Người đàn ông thật may mắn khi có được người vợ hiểu biết, thấu cảm, biết chia sẻ và yêu thương”.

Tổng hợp



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại