Đừng ngạc nhiên khi thấy một người lái xe bạc tỉ đi ngược chiều vì lí do là...

Nguyễn Đăng Ninh |

Những người cố tình đi vào đường ngược chiều, họ là ai? Đặc điểm chung của họ là gì?

Ở Sài gòn, bực mình khi chứng kiến một ô tô đi vào làn ngược chiều , anh tây Daniel Degrood, quốc tịch Mỹ đã nhảy ra và kiên quyết chặn chiếc xe sai luật đó lại. 

Ở quê hương anh, đường một chiều có từ năm 1934 tại Ocean Avenue, Asbury Park. Người dân Mỹ đã quen với đường một chiều 82 năm nay.

Đừng ngạc nhiên khi thấy một người lái xe bạc tỉ đi ngược chiều vì lí do là... - Ảnh 1.

Anh chàng Daniel Degrood, quốc tịch Mỹ kiên quyết chặn chiếc xe sai luật.

Ở Hà nội, ngài George Heydlaulff quốc tịch Pháp cũng nổi khùng khi thấy người ta vô tư vi phạm luật giao thông. Ông xông ra bắt tất cả những người đi vào đường một chiều phải quay đầu. 

Ở Pari quê ông, đường một chiều được thiết lập vào năm 1909. Đó là phố Rue de Mogador và Rue de la Chaussée-d'Antin. Dân Pháp các ông cũng đã có bề dày với đường một chiều gần một thế kỷ.

Đừng ngạc nhiên khi thấy một người lái xe bạc tỉ đi ngược chiều vì lí do là... - Ảnh 2.

Ông George Heydlaulff nổi khung khi thấy người dân vô tư vi phạm luật giao thông.

Không chỉ ngươi nước ngoài, nhiều người Việt cũng phát khùng với những người đi nược chiều và  xử sự y như vậy. Năm 2016 ông Bùi Hải Long dùng xe máy kiên quyết ép tay taxi đi ngược chiều phải lùi hàng trăm mét. 

Ông Long là dân gốc phố cổ. Ông đã quen với đường một chiều gần 40 năm nay. Tại sao trong số chúng ta, rất nhiều người ngang nhiên đi vào đường ngược chiều, coi thường luật lệ giao thông?

Những người cố tình đi vào đường ngược chiều, họ là ai? Đặc điểm chung của họ là gì?

Tôi chắc rằng rất nhiều người trong đó là những người giàu sổi, quen cách đi đường làng. Tất nhiên, tôi không nói những người sinh ra và lớn lên ở đô thị thì không vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay vi phạm giao thông. 

Ở đâu cũng có người ý thức kém, đó là điều chắc chắn. Nhưng có những lý do khiến tỷ lệ người sinh ra và lớn lên ở nông thôn thường vi phạm giao thông cao hơn.

Những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn thường có thói quen đi ngang về tắt. Tuổi thơ gắn liền với đồng lúa triền đê và những con đường làng nhỏ hẹp. 

Họ có thói quen đi tắt qua những bờ ruộng gồ ghề để đến nơi nhanh hơn. Nhiều khi bọn trẻ nông thôn còn chui rào đi nhờ qua vườn ông hàng xóm mặc cho chó đuổi. Luật giao thông không có nhiều ý nghĩa ở những làng quê.

Không chỉ xe máy mà ô tô cũng đi ngược chiều rất nhiều.

Vài thập kỷ trở lại đây, các đô thị phát triển chóng mặt, nhiều làng xã đột nhiên lên phố. Sự thay đổi diễn ra nhanh chóng từng ngày, những con đường lớn, những tuyến phố mới liên tục mọc lên, đại bộ phận những nông dân thích nghi nhanh chóng với cuộc sống đô thị, nhưng bên cạnh đó còn nhiều người vẫn mang nặng trong đầu tập tính sinh hoạt thủa trước. 

Họ chưa quen với khái niệm tuân thủ luật giao thông, và hễ có cơ hội là họ phi vào đường ngược chiều bất chấp nguy hiểm để đi tắt nhiều khi chỉ vài chục mét đường mà không quan tâm đến việc đang gây ảnh hưởng cho những người khác.

Dù họ có sinh sống tại các đô thị lớn nhiều năm, dù họ có ăn nên làm ra, mua ô tô và trở nên giàu có, nhưng tư tưởng đi tắt xé rào đó luôn hiện hữu thường trực. Văn hóa đô thị, luật lệ giao thông nhiều khi bị họ coi thường khi tư tưởng nông dân cố hữu kia trỗi dậy.

Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một ông mặc bộ suit William Westmancot trị giá 50 ngàn đô la, phóng xe Mercedes vào đường ngược chiều. Dù ngụy trang thế nào đi nữa, ông ta vẫn chỉ là anh trọc phú nông thôn đi ngang về tắt trong tư tưởng.

Có lẽ chúng ta cần thêm 50 năm nữa để những giao thông kiểu làng xã kia biến mất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại