Động thái trên nằm trong nỗ lực tài trợ cho gói hỗ trợ người tiêu dùng tại Đức đã được phê duyệt trước đó.
Theo luật được đề xuất, dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại Thượng viện thuộc Quốc hội Đức vào ngày 16/12, Chính phủ nước này sẽ cắt giảm tỷ lệ giá trên thu nhập hơn 130 Euro/megawatt giờ đối với năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân.
Theo báo cáo, thuế sẽ được áp dụng cho các nhà sản xuất điện căn cứ loại nhiên liệu họ sử dụng. Theo đó, các nhà máy sử dụng than nâu (than non) sẽ bị đánh thuế trên thu nhập khoảng 82 Euro/megawatt giờ, trong khi ngưỡng đối với các nhà máy dùng dầu sẽ là 280 Euro. Chính sách này sẽ được áp dụng trong mười tháng, từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023 và có thể kéo dài đến cuối năm 2024.
Các nhà lập pháp Đức kỳ vọng, luật mới sẽ đảm bảo các khoản tiền cần thiết để tài trợ cho gói trợ cấp năng lượng trị giá 54 tỷ Euro nhằm đưa ra mức trần về giá khí đốt và điện cho các công ty và hộ gia đình vào năm 2023.
(Ảnh: Deutshe Welle)
Thông tin này không được các nhà sản xuất năng lượng tái tạo và các nhóm vận động hành lang năng lượng hoan nghênh. Họ đều cho rằng mức thuế mới sẽ cản trở việc đầu tư vào lĩnh vực này, vốn được coi là rất quan trọng để Đức loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu từ các nước khác.
Theo Andreas Jung, một nhà lập pháp từ dảng Dân chủ Cơ đốc giáo, luật này chắc chắn sẽ "bóp nghẹt" các công ty trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, vốn đã đổ rất nhiều tiền vào công nghệ mới.
Luật được đưa ra khi lợi nhuận do các công ty năng lượng thu về tăng vọt trong bối cảnh giá điện tăng cao kỷ lục ở Đức.