Dù là con một nhưng thầy giáo trẻ vẫn chọn “xê dịch" vào ngày Tết

Ngân Hà |

Những ngày Tết đang cận kề cũng là lúc người trẻ Việt phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Dùng ngày nghỉ để chu du khắp nơi hay dành thời gian đó bên cạnh gia đình?

Mê khám phá những vùng đất mới để khơi gợi cảm hứng để dạy học

Ngô Thanh Hải, 33 tuổi, hiện đang là giáo viên môn Văn tại trường trung học phổ thông Lạng Giang số 2, Bắc Giang. 

Có 5 năm gắn bó với nghề dạy học và khá thành công trong sự nghiệp nhưng với một tâm hồn đậm chất văn chương, nghệ thuật, thầy giáo Thanh Hải luôn cảm thấy một cuộc sống mờ nhạt, lặp đi lặp lại không thể mang đến cảm hứng để nuôi dưỡng mạch nguồn văn chương trong mình.

Nói về lí do thích "xê dịch" và chụp ảnh tại các điểm đến, thầy Hải cho biết:"Mình muốn đi vì đọc xem nhiều, thấy có rất nhiều chỗ mình muốn đặt chân đến, tự mình trải nghiệm, cảm nhận sâu hơn.

Trong thời gian đi làm, cứ mỗi năm trường lại cho đi du lịch một lần. Nhưng đi theo tour tmình thấy không hài lòng lắm vì tour cắt rất nhiều điểm, đến những chỗ mình không muốn, hoặc chỗ mình muốn không đến được. 

Mình luôn có cảm giác đi mà như chưa được đến, nên quyết định sẽ m cách tự đi.

Hơn nữa, trong quá trình dạy cho học trò về các tác phẩm văn học, nhiều địa danh gợi cảm hứng để nhà văn viết tác phẩm, kiểu như sông Hương, sông Đà..., mình muốn đến tận nơi để cảm nhận thực tế, chia sẻ nhiều hơn với học sinh một cách sinh động, chân thực".

Dù là con một nhưng thầy giáo trẻ vẫn chọn “xê dịch vào ngày Tết - Ảnh 1.

Là thầy giáo dạy văn, thầy Thanh Hải muốn đặt chân đến nhiều vùng đất để cảm nhận cuộc sống chân thực, chia sẻ với học sinh một cách sinh động nhất.

Nghĩ là làm, năm 2012, thầy giáo trẻ bắt đầu chuyến đi đầu tiên vào thành phố Huế. Tiếp theo là những chuyến đi Sa Pa, Hà Giang, Mộc Châu, Lai Châu, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Lý Sơn, Bình Định đến Ninh Thuận, Sài Gòn, Đà Lạt, các tỉnh miền Tây, Indonesia...

Đi nhiều, thầy Thanh Hải có dịp gặp gỡ, chia sẻ niềm đam mê "xê dịch" với những người bạn có cùng sở thích với mình và trong đó cũng có không ít những kỷ niệm vui buồn riêng. 

Trong chuyến đi Lào Cai vào tháng 12 vừa rồi, Thanh Hải đã có dịp chia sẻ câu chuyện về một em bé vùng cao với những bức ảnh khiến nhiều người "ngẩn ngơ", cứ mải ngắm nhìn.

Dù là con một nhưng thầy giáo trẻ vẫn chọn “xê dịch vào ngày Tết - Ảnh 2.

Bức ảnh của thầy giáo trẻ Thanh Hải chụp nhận được sự yêu thích của dân mạng"

Thầy giáo mê "phượt" kể lại: "Chuyến đi này khá may mắn vì lúc đến Sapa thuê xe máy, mình và bạn đi trong mưa mù, đường từ Sapa sang Y Tý gần như toàn bộ bị mù đặc khiến mình thấy oải. Mình đã bảo anh bạn là có khi lần thứ 3 đi Y Tý vẫn không gặp mây. 

Sau hai anh em quyết lên Ngải Thầu Thượng thì may mắn gặp biển mây chiều, chụp cũng được một số nhưng chưa ưng. Sau có mấy bạn người Mông qua chỗ đó, dừng lại ngắm mây và bảo hai anh em sang phía đối diện, chỗ điểm trường học cảnh đẹp hơn.

Khi sang đó, hai anh em chụp trẻ con ở trường học. Mình gặp bé này trong bản và em này nhanh nhẹn lắm, bảo dẫn hai anh em ra mấy đồi ngắm mây. Mình bị ấn tượng vì em bé quá đẹp, mặt mũi trắng trẻo, sáng sủa".

Chọn "xê dịch" vào dịp Tết, bởi đã đi bạn sẽ hiểu giá trị của việc lên đường

Tết kỳ nghỉ dài nhất trong năm, thời gian vàng để giới trẻ hiện thực kế hoạch du hí của mình, nhưng cũng là dịp để mọi người được quây quần đủ đầy bên người thân, gia đình. 

Rời nhà du xuân, tự thưởng riêng mình một chuyến đi chơi xa hay ở nhà là hai lựa chọn khiến cộng đồng mạng tranh cãi nảy lửa thời gian qua. Mỗi luồng quan điểm đều có lí lẽ, lập luận sắc bén cho riêng mình.

Và với thầy giáo Thanh Hải, khi được hỏi, anh không ngần ngại khẳng định rằng bản thân ủng hộ lựa chọn "đi" vào dịp Tết và bản thân anh cũng thường "xê dịch" mỗi dịp nghỉ Tết.

Dù là con một nhưng thầy giáo trẻ vẫn chọn “xê dịch vào ngày Tết - Ảnh 3.

Mặc dù là con một nhưng thầy giáo trẻ không ngần ngại "xê dịch" vào mỗi dịp Tết

Anh tâm sự: "Hai năm rồi mình đều đi. Năm nay cũng có kế hoạch đi nhưng nghỉ ít quá nên mình hủy. Với mình thì Tết vẫn có cái gì đó thiêng liêng, nhất là không khí của ngày 30 và mồng 1.

Nhưng mình quan niệm rằng, ở nhà hết ngày mồng 2, thực hiện hết những trách nhiệm cơ bản với gia đình, chuẩn bị Tết, đi thăm họ hàng thân thích, rồi từ mồng 3 thì đi chơi không vấn đề gì cả.

Mình không biết các bạn thế nào, chứ ở quê mình hết mồng 2 Tết là đã gần như hết Tết rồi, mọi người chủ yếu tụ tập ăn uống...Thì tại sao cả năm làm việc vất vả lại không tự thưởng cho mình đi chơi 2, 3 ngày gì đó, vừa có ý nghĩa, vừa đỡ lãng phí thời gian rảnh rỗi.

Mình chưa có gia đình riêng và đang sng cùng bố mẹ, mình thấy nên có suy nghĩ thoáng hơn, làm cái Tết gọn nhẹ hơn để mỗi người trong gia đình có thời gian nghỉ ngơi, thư thái. Gia đình mình có nguyên tắc là khá độc lập. Là con út, con một nhưng mình tự lập từ nhỏ.

Mỗi lần mình đi như thế có lẽ mẹ cũng sẽ nghĩ một chút, nhưng mình đã hoàn thành nghĩa vụ trọn vẹn với gia đình nên cũng không sao cả".

Dù là con một nhưng thầy giáo trẻ vẫn chọn “xê dịch vào ngày Tết - Ảnh 4.

Hành trình Mù Cang Chải mùa lúa năm 2016 do chính Thanh Hải ghi lại

Thầy giáo trẻ cho hay, khi đã đi, bạn sẽ thấm thía giá trị của việc lên đường. Và đối với riêng anh, điều đầu tiên từ chuyến đi anh nhận được đó là sự sẻ chia. 

Thứ nữa, trong mỗi chuyến đi, khi bạn đứng ra làm lịch trình, lo hậu cần gần như toàn bộ cho cả nhóm, bạn sẽ học được cách nhường nhịn, bao dung và chu đáo hơn.

"Đi nhiều, mình thấy đất nước mình đẹp, vô cùng đẹp nhưng cũng dấy lên nỗi lo lắng, xót xa vì cái đẹp ấy đang bị hủy hoại do ô nhiễm, do ý thức và phát triển du lịch đám đông ồ ạt.

Nhiều chỗ can thiệp thô bạo làm mất đi nét mộc mạc của cảnh vật nơi đó. Nên mình cũng khá ích kỉ, nhiều điểm, nhiều cung mình không chia sẻ lên diễn đàn cho đông người, mà chỉ mách cho những người gần gũi", thầy giáo trẻ chia sẻ nỗi niềm của mình

Với kinh nghiệm và vốn sống của mình, anh cho rằng tuổi trẻ là để đi và trải nghiệm, để được sống với chính khát khao, làm giàu thêm vốn sống. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch luôn sẵn sàng chu du đến những chân trời mới, đôi khi bất chấp tất cả chỉ để đi.

"Mình chỉ khuyên các bạn trẻ muốn đi, thích đi là tốt nhưng đừng đi bằng mọi giá. Không nên bão đêm hoặc đi nhanh, đi cố. Nhanh và cố rồi có khi khổ sở, ân hận cả đời vì tai nạn. 

Mình bắt đầu đi khi đã 30 tuổi, các bạn trẻ còn nhiều thời gianĐi cũng là một cách tích lũy kinh nghiệm sống và vốn văn hóa. Không nên vội vàng và liều lĩnh quá

Đặc biệt, mình khuyên các bạn nữ không đi bão đêm, không tự đi với một nhóm mà không có ai quen", thầy giáo Thanh Hải chia sẻ.

Ảnh: NVCC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại