Đối với Pearl Studio - công ty sản xuất phim có trụ sở tại Thượng Hải thuộc sở hữu của CMC Capital Partners, Trung Quốc sẽ nổi lên thành thị trường phim lớn nhất thế giới và giờ là thời điểm thích hợp cho các bộ phim hoạt hình có chủ đề Trung Quốc.
Bộ phim kinh điển đầu tiên của Pearl, "Abominable" (tên tiếng Việt là Everest - Người tuyết bé nhỏ) lấy bối cảnh Trung Quốc thời hiện đại, được phát hành tại Mỹ vào ngày 27/9 và tại Trung Quốc vào ngày 1/10, bắt đầu tuần lễ kỷ niệm Quốc khánh nước này.
CEO Frank Zhu cho rằng Trung Quốc là quốc gia tiềm năng để xây dựng công ty giải trí gia đình đẳng cấp thế giới. "Chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ sớm có chuột Mickey của riêng mình vì sự bùng nổ của toàn bộ ngành công nghiệp giải trí, sự bùng nổ của tiêu dùng."
"Abominable" được đồng sản xuất với DreamWorks và phân phối bên ngoài Trung Quốc bởi Universal Pictures. Bộ phim kể câu chuyện về những cô cậu bé giúp một người tuyết trở về nhà bằng cách đi du lịch khắp Trung Quốc. Ngoài việc phân phối phim trong nước, các kế hoạch kiếm tiền của Pearl bao gồm quan hệ đối tác với McDonald, Alibaba, chuỗi khách sạn Trung Quốc Huazhu và nền tảng giáo dục trực tuyến Xueersi (hoạt động theo TAL Education).
Trong cuộc trò chuyện với CNBC, ông Zhu thậm chí còn hào hứng hơn với bộ phim tiếp theo của Pearl, "Over the Moon", một câu chuyện kể về một huyền thoại Trung Quốc do ông Glen Keane đạo diễn - người đã thực hiện bộ rất nhiều phim hoạt hình nổi tiếng như: Nàng tiên cá, Aladdin, Tarzan... Phim hoạt hình nhạc kịch này dự kiến phát hành vào năm tới tại các rạp chiếu Trung Quốc và trên Netflix.
Sự lạc quan đến cùng với những tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về chính sách thúc đẩy tiêu dùng, bất chấp tăng trưởng chậm của phòng vé Trung Quốc, áp lực chung của nền kinh tế và căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ. Đối với nền kinh tế Trung Quốc ngày nay, người tiêu dùng là một cơ hội quan trọng - và là nguồn tăng trưởng.
Chính những người tiêu dùng mới bước vào tầng lớp trung lưu là động lực tăng trưởng chính ở thị trường Trung Quốc, theo ông Daniel Zipser, đối tác cao cấp tại McKinsey.
Các nhà bán lẻ kết hợp mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến
Walmart, gã khổng lồ bán lẻ Mỹ đã ở Trung Quốc hơn 20 năm, đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nước này với kế hoạch xây dựng thêm ít nhất 14 Sam’s Club (chuỗi các câu lạc bộ kho bán lẻ chỉ dành cho thành viên) vào năm 2022, với tổng số 40 đến 45 địa điểm.
Trong khi đó, những cửa hàng hiện tại đang được nâng cấp, bao gồm lắp đặt các khu nấu bít tết với một đầu bếp tận tâm dạy các thành viên cách tốt nhất để làm khô một miếng thịt bò nhập khẩu - sử dụng các món gia vị và chảo được bán trong cửa hàng.
Nhìn chung, Walmart đã chi hơn 400 triệu NDT (56 triệu USD) trong 12 tháng qua để nâng cấp các cửa hàng tại Trung Quốc, giám đốc công ty tại Trung Quốc Daniel Shih cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC. Ông nói thêm rằng trong một hoặc hai thập kỷ tới, Walmart có kế hoạch đầu tư 8 tỷ NDT vào phát triển chuỗi cung ứng.
Một phụ bếp đang chỉ cho khách hàng cách chế biến bít tết tại Sam’s Club, quận Đại Hưng, Bắc Kinh.
Hiện tại, Sam’s Club đang sử dụng các trung tâm kho hàng để triển khai giao hàng trong một giờ cho hơn 2,6 triệu thành viên tại Trung Quốc. Hơn 290 cửa hàng Walmart cũng cung cấp dịch vụ giao hàng trong một giờ thông qua đối tác chiến lược Dada-JD Daojia trên nền tảng trực tuyến.
Chìa khóa cho sự tăng trưởng của công ty, đặc biệt là Sam’s Club, là chất lượng sản phẩm, ông Shih nói, lưu ý rằng các nhóm bạn bè và những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số.
Sản phẩm "Made in China" được ưa chuộng
Mức độ ảnh hưởng địa phương cao thể hiện một xu hướng ngày càng thành công ở Trung Quốc: các thương hiệu cây nhà lá vườn.
Tuần trước, Nike đã báo cáo doanh số bán hàng cao. Nhưng công ty thương mại điện tử mua hàng trả góp Fenqile cho biết sự tăng trưởng doanh số của thương hiệu giày sneaker Trung Quốc Huili vượt xa so với Nike và Adidas. Doanh số của các thương hiệu thời trang và sản phẩm làm đẹp Trung Quốc cũng tăng gấp 3 lần trong tháng 8, Fenqile cho biết.
Công ty mỹ phẩm Perfect Diary mới ra mắt hơn 2 năm trước trên nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba. Công ty khởi nghiệp nhắm đến thế hệ sinh ra vào giữa thập niên 1990 hoặc sau đó với các chiến dịch tiếp thị có sự góp mặt của các ca sĩ và đối tác nổi tiếng của Trung Quốc với các tổ chức như Bảo tàng Anh ở London.
Perfect Diary đã trở thành thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên đạt doanh số hơn 100 triệu NDT năm 2018 trong dịp lễ mua sắm ngày 11/11. Công ty cũng đang mở các cửa hàng truyền thống, với kế hoạch tăng gấp 4 lần số lượng cửa hàng truyền thống lên 40 vào cuối năm nay và 600 trong 3 năm.
Dưới đây là một số ví dụ về cách mà các tập đoàn trị giá hàng tỷ USD ngoài Apple và Starbucks đang nắm bắt sự tăng trưởng trong người tiêu dùng Trung Quốc thực hiện:
- Công ty mẹ của KFC, Yum China đã đầu tư rất nhiều vào thị trường cà phê bùng nổ, và trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai bởi số lượng hơn 90 triệu cốc.
- Trang web phát trực tuyến video iQiyi chủ yếu dựa vào các chương trình truyền hình và phim truyền hình. Vào tháng 6, iQiyi đã trở thành nền tảng video trực tuyến đầu tiên thu hút hơn 100 triệu người đăng ký trả phí từ thị trường của một quốc gia duy nhất. Netflix cho biết họ có khoảng 60 triệu thành viên trả phí ở Mỹ vào cuối tháng 6, trong số 151,6 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.