img
Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 1.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 2.

ôi thích những suy nghĩ lớn. Từ trước đến nay vẫn vậy. Đơn giản bởi nếu đã mất công nghĩ, thì tội gì mà không nghĩ cho lớn. Đa phần mọi người suy nghĩ rất nhỏ, bởi họ ngại thành công, họ ngại phải đưa ra những quyết định, và ngại chiến thắng. Và chính điều đó đã tạo một lợi thế đáng kể cho những người suy nghĩ lớn như tôi.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 4.

Cha tôi đã cho xây dựng những tòa nhà dành cho người có thu nhập thấp và trung bình ngay tại Brooklyn và Queens [2 quận của thành phố New York], nhưng dù vậy, tôi vẫn muốn những vị trí đắc địa nhất. Khi còn làm việc ở Queens, tôi luôn muốn có Forest Hills [khu dân cư tập trung nhiều giới thượng lưu tại quận Queens]. Rồi sau này khi tôi trưởng thành hơn, và có lẽ khôn ngoan hơn, thì tôi nhận ra rằng Forest Hills cũng tuyệt đấy, nhưng vẫn không thể so được với Đại lộ 5 [khu đô thị sầm uất nằm tại quận Manhattan, nơi tập trung nhiều trung tâm mua sắm đắt đỏ nhất thành phố New York, thậm chí cả thế giới]. Và từ đó tôi luôn tập trung tư tưởng hướng tới Manhattan, bởi từ khi còn rất trẻ, tôi luôn xác định rõ mình muốn gì.

Thu nhập đủ để sống tốt, đối với tôi như vậy chưa đủ. Tôi luôn tìm cách để lại dấu ấn. Tôi muốn xây một thứ gì đó thật phi thường, một thứ gì đó đáng để bỏ ra nhiều công sức. Nhiều người khác có thể mua bán những viên đá nâu tầm thường, hay xây những tòa nhà đơn giản từ gạch ngói. Nhưng điều cuốn hút tôi là thách thức trong việc xây dựng một công trình rộng 400.000 m2 bên bờ sông, phía tây Manhattan, hay một khách sạn mới cứng ngay cạnh trạm tàu điện Trung tâm, tại Đại lộ Công viên và Phố 42.

Atlantic City [một thành phố giáp biển ở phía đông bang New Jersey, nơi tập trung rất nhiều các sòng bạc] cũng là một thách thức cuốn hút tôi. Xây được một khách sạn vận hành thành công cũng tốt chứ. Nhưng còn tốt hơn gấp bội nếu anh gắn cái khách sạn ấy với một sòng bạc lớn, và thế là lợi nhuận thu về sẽ gấp 50 lần so với chỉ cho thuê phòng khách sạn đơn thuần. Khác biệt một trời một vực.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 5.

Tôi thấy nó khá giống với chứng rối loạn thần kinh, nhưng khác ở chỗ là rối loạn thần kinh có kiểm soát. Đây là một đặc điểm tôi thấy ở nhiều doanh nhân thành đạt. Họ luôn hướng tới mục tiêu, lúc nào tư tưởng cũng chỉ nhắm tới mục tiêu, thậm chí phát cuồng vì mục tiêu. Trong khi đa phần con người bị liệt do chứng rối loạn thần kinh, thì những doanh nhân mà tôi đang nói tới lại trở nên thành đạt vì nó.

Tôi không có ý nói rằng đặc điểm này sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, nhưng nó cực kì hữu ích nếu bạn xác định được mình muốn gì. Điều này rất đúng trong thị trường bất động sản ở New York, nơi bạn phải đối đầu với những kẻ sáng dạ, cứng cỏi, và nham hiểm nhất thế giới. Tôi lại rất thích đối đầu với họ, và tôi cũng rất thích cái cảm giác được đánh bại họ.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 6.

ạn có thể sở hữu sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới, nhưng nếu không ai biết đến, thì giá trị của nó cũng chả đáng là bao. Có những ca sĩ trên thế giới này sở hữu giọng hát hay như Frank Sinatra, nhưng chỉ có thể tự hát cho mình nghe trong ga-ra bởi chẳng ai biết đến họ. Bạn phải biết cách thu hút, phải biết cách tạo sự phấn khích. Một cách để làm được điều đó là thuê các chuyên gia PR rồi trả cho họ một đống tiền để tuyên truyền thay bạn. Nhưng với tôi, làm vậy chẳng khác nào thuê chuyên gia tư vấn từ ngoài vào để nghiên cứu thị trường. Bạn tự làm vẫn tốt hơn.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 8.

Một điều mà tôi đã nắm được về giới báo chí, đó là họ luôn khao khát có được một câu chuyện hay, và càng giật gân càng tốt. Đó là bản chất công việc của các phóng viên, và tôi hiểu điều đó. Ý tôi muốn nói là nếu bạn khác biệt một chút, thậm chí quá lố một chút, hay nếu bạn làm những việc gây tranh cãi, tên bạn sẽ xuất hiện trên các mặt báo. Tôi luôn hướng tới sự khác biệt, tôi không ngại gây tranh cãi, và các phi vụ làm ăn của tôi thường khá lớn. Ngoài ra, tôi đã gặt hái được nhiều thành công khi còn rất trẻ, và có phong cách sống của riêng mình. Kết quả là báo chí luôn muốn viết về tôi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích tôi. Có lúc họ viết những bài tích cực, lúc khác lại tiêu cực. Nhưng xét trên phương diện kinh doanh mà nói, lợi ích thu được từ việc được xuất hiện trên mặt báo vượt xa so với các tác hại đi kèm. Rất dễ hiểu. Nếu tôi mua nguyên một trang quảng cáo trên tờ New York Times để quảng bá về một dự án, tôi sẽ phải bỏ ra khoảng 40.000 USD, và kể cả có làm vậy, thì người đọc cũng thường nghi ngờ tính xác thực của một mẩu quảng cáo. Nhưng nếu tờ New York Times viết một bài dù rất ngắn nhưng có nội dung tích cực về một phi vụ làm ăn của tôi thôi, thì tôi vừa không mất xu nào, lại thu về lợi nhuận rất lớn, lớn hơn nhiều so với con số 40.000 USD kia.

Cái hay là ở chỗ, kể cả trong một bài viết có tính chỉ trích, dù bản thân bạn có bị tổn thương, thì nó vẫn rất hữu ích cho việc kinh doanh của bạn. Television City là một ví dụ điển hình. Khi tôi mua lô đất rộng 400.000 m2 này vào năm 1985, rất nhiều người, kể cả người dân khu phía tây, thậm chí còn chẳng biết đến sự tồn tại của nó. Nhưng rồi tôi tuyên bố rằng tôi sẽ cho xây tòa nhà cao nhất thế giới tại đây, và ngay lập tức nó trở thành một sự kiện truyền thông. 

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 9.

New York Times đưa tin trang nhất, Dan Rather [Người dẫn chương trình tin buổi tối của đài truyền hình CBS] cho vào bản tin tối, và George Will viết một bài trên Newsweek. Từ những chuyên gia kiến trúc đến các cây bút góc nhìn, tất cả đều đưa ra quan điểm của mình. Không phải ai cũng ủng hộ ý tưởng xây dựng tòa nhà cao nhất hành tinh, nhưng cái chính là lô đất vô danh trước kia giờ đã thu hút được nhiều sự chú ý, chính điều đó thôi đã tạo giá trị lớn.

Một điều khác là khi tôi trả lời phóng viên, tôi thường nói thẳng. Tôi không đánh lừa họ hay tìm cách chống chế, bởi đó chính là những lý do cơ bản khiến nhiều người gặp rắc rối với báo chí. Thay vào đó, khi bị phóng viên hỏi khó, tôi sẽ tìm cách đưa ra một câu trả lời tích cực, kể cả khi phải "đánh trống lảng". Ví dụ, khi được hỏi về những tác động tiêu cực mà tòa nhà cao nhất hành tinh khi được xây lên sẽ gây ra đối với người dân khu phía tây, tôi trả lời rằng người dân New York xứng đáng có được tòa nhà cao nhất hành tinh, và thật là một cú hích đáng kể nếu thành phố này một lần nữa có được vinh dự ấy. 

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 10.

Khi được hỏi tại sao tôi chỉ xây nhà cho người giàu, tôi nói rằng đâu phải chỉ có người giàu hưởng lợi từ các công trình của tôi. Tôi giải thích rằng hàng nghìn người nghèo sẽ thất nghiệp nếu không có những dự án của tôi, và rằng mỗi khi tôi có dự án mới, tôi lại góp phần gia tăng ngân sách thành phố. Tôi cũng chỉ ra rằng những tòa nhà như Tháp Trump đã châm ngòi cho quá trình phục hưng của New York.

Một nét quan trọng cuối cùng trong cái cách tôi quảng bá bản thân là phải biết ra vẻ. Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng. Con người ta có thể không phải lúc nào cũng tự suy nghĩ lớn, nhưng họ vẫn sẽ rất phấn khích với những người có suy nghĩ lớn. Đó là lý do tại sao chẳng tội gì mà không nói quá lên một chút. Quần chúng luôn muốn tin vào cái gì đó lớn nhất, vĩ đại nhất, và hoành tráng nhất.

Tôi gọi đó là "khoa trương thực chất". Đây là một dạng thổi phồng vô hại, và là một cách tự quảng bá hết sức hiệu quả.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 11.

ạn không thể lừa dối mãi được. Bạn có thể gây phấn khích, quảng bá hoành tráng, thu hút nhiều giấy mực của báo chí, và nói quá lên một chút. Nhưng nếu bạn không làm được như những gì bạn nói, đến một lúc nào đó quần chúng sẽ bắt bài được bạn.

Tôi nghĩ về Jimmy Carter. Sau khi thua Ronald Reagan, Carter tới văn phòng của tôi. Ông nói rằng ông đang tìm kiếm các nguồn tài trợ cho Thư viện Jimmy Carter. Tôi hỏi là ông muốn tôi đóng góp bao nhiêu. Và ông nói: "Donald, tôi sẽ rất cảm kích nếu anh đóng góp 5 triệu USD".

Tôi quá sốc. Tôi thậm chí còn không đáp lại.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 13.

Nhưng cuộc trò chuyện hôm ấy đã dạy tôi một bài học. Trước đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao Jimmy Carter có thể trở thành Tổng thống. Và câu trả lời là dù năng lực có hạn, song Jimmy Carter có bản lĩnh, có sự dũng cảm, dám đòi hỏi, dám hướng đến những thứ phi thường. Chính đặc điểm này đã giúp ông được bầu làm Tổng thống. Nhưng đương nhiên, sau đó người dân Mỹ bắt bài rất nhanh, họ nhận ra Carter không thể làm tốt nhiệm vụ Tổng thống, và ông đại bại trong kì bầu cử sau đó.

Ronald Reagan là một ví dụ khác. Ông luôn thể hiện rất tốt, rất hiệu quả trước công chúng, và giành được cảm tình của người dân. Nhưng chỉ đến bây giờ, gần 7 năm sau khi Reagan nhậm chức, người ta mới đặt câu hỏi rằng ngoài nụ cười đầy cảm mến ấy thì ông có năng lực thực sự gì không.

Trong lĩnh vực kinh doanh của tôi cũng đầy rẫy những người nói thì rất hay nhưng làm thì chẳng tới. Khi Tháp Trump gặt hái thành công, rất nhiều nhà đầu tư tìm cách bắt chước mô hình của chúng tôi, và họ thuê các kĩ sư về thiết kế.

Nhưng sau khi bản thiết kế được trình lên và họ xét đến phần giá cả, thì họ nhận ra rằng các đoạn thang cuốn bằng đồng sẽ tốn thêm 1 triệu USD, thác nước sẽ tốn thêm 2 triệu USD, và phần đá quý cũng sẽ tốn thêm nhiều triệu USD nữa. Tất cả cộng lại ra nhiều tiền quá, thế là lập tức những con người từng nuôi mộng lớn kia đành tặc lưỡi, thôi quên cái mô hình ấy đi.

Rốt cục thì đồng tiền cũng quyết định tất cả. Tôi may mắn được ngồi trên đỉnh của thị trường, và có thể bỏ ra những khoản tiền lớn nhất để xây những gì đẹp nhất. Tôi quảng bá Tháp Trump rất mạnh, nhưng bản thân nó cũng là một sản phẩm tuyệt vời.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 14.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 15.

Đức Huy
Mạnh Quân
Theo Trí Thức Trẻ21/01/2017