Đón năm mới 2019: Tết Dương lịch có nguồn gốc từ đâu?

NGUYỄN YẾN |

La Mã là quốc gia đầu tiên chọn 1/1 làm ngày New Year trong năm đầu tiên 153 trước Công nguyên.

Ngày 1/1/2019, Google đổi doodle để chào đón năm mới 2019. Đây là ngày đầu tiên trong năm, còn được gọi là Tết Dương lịch, hay Tết Tây (tiếng Anh: là New Year's Day, New Year's hoặc New Year).

Trước đó, Lịch La Mã cổ chọn ngày bắt đầu năm mới là 25/3 (ngày Xuân phân) hàng năm. Ngày này được đa số những quốc gia Cơ đốc giáo ở châu Âu chấp nhận. Nhưng đó không phải thời điểm thu hoạch vụ mùa hay tiết trời đặc biệt, mà chỉ là ngày ghi dấu các nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên lão (Thượng viện) của đế quốc La Mã.

Phải mất khá nhiều thời gian những quốc gia trên mới chấp nhận sự thay đổi ngày tháng cho New Year, bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường.

Vì những bất tiện trong tính Lịch thời đó, vua Julius Caesar đã thiết lập nên bộ Lịch mới. Lịch này được phát minh bởi nhà Thiên văn học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời).

Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ ngày 1/1 mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) và tiết khí.

Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành, Đức chấp nhận ngày “New Year” năm 1700, Anh (1752) và Thụy Điển (1753).

Các quốc gia phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng họ cũng dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày “New Year” Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc (1912).

Những tôn giáo dòng chính thống của phương Đông cũng nhận ngày Tết Dương lịch muộn hơn vào năm 1924 và 1927. Nước Nga chấp nhận nó trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai 1924. Các quốc gia như: Bulgaria, Cyprus, Egypt, Greece, Poland, Romania, Syria và Turkey đều ăn Tết vào ngày 1/1.

Đón năm mới 2019: Tết Dương lịch có nguồn gốc từ đâu? - Ảnh 1.

Quốc đảo sư tử chào đón 2019 với pháo hoa rực rỡ. (Ảnh: Straits Times)

Ý nghĩa của ngày Tết Dương lịch

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới. Ở phương Tây, ngày Tết Dương lịch rất quan trọng và lớn nhất trong năm, thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1, tương tự Tết Nguyên đán của người châu Á. Đây là dịp các gia đình sum họp, quây quần chào đón năm mới.

Tại Mỹ, giới trẻ thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu, tại các công viên, quảng trường cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới.

Đặc biệt, mọi người cùng nhau đến quảng trường Thời Đại (Time Squares) cùng chờ đón khoảnh khắc năm mới, quả cầu pháo hoa nổ tung rơi xuống đánh dấu sự kết thúc năm cũ.

Ở Anh, vào trước ngày Tết Dương lịch, hầu hết người dân đều mua rượu về và đổ đầy tất cả các chai, hũ trong nhà. Bởi họ mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Họ cho rằng nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.

Còn năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Người dân ở đất nước nay tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới. Ánh sáng trong lễ hội này mang ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới nhiều điều mới tươi sáng, tốt đẹp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại