Vì sao người Trung quốc treo câu đối đỏ, đốt pháo đêm giao thừa?

Thu Trang |

Treo câu đối đỏ trước cửa vào dịp Tết và đốt pháo đêm giao thừa là phong tục từ ngàn đời nay của người Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục này bắt nguồn từ đâu?

Tết Âm lịch trong tiếng Hán là Guo Nian (tạm dịch "Quá niên"), trong đó Guo nghĩa là "đã qua" còn Nian hay "Năm" thực ra là tên một con quỷ mang đến vận xui trong quan niệm của người Trung Quốc.

Theo một truyền thuyết lâu đời của người Trung Hoa kể lại, Nian là một con quái vật có sừng quanh năm sống dưới đáy biển sâu và chỉ mò lên bờ đúng vào đêm giao thừa để ăn thịt gia súc, gia cầm và cả người dân trong làng Hoa Đào.


Nian là một con quái vật có sừng quanh năm sống dưới đáy biển sâu và chỉ mò lên bờ đúng vào đêm giao thừa để quấy phá dân lành.

Nian là một con quái vật có sừng quanh năm sống dưới đáy biển sâu và chỉ mò lên bờ đúng vào đêm giao thừa để quấy phá dân lành.

Chính vì vậy, dân làng bảo nhau bỏ nhà chạy lên núi để tránh quái vật Nian quấy phá. Cứ đến đúng ngày đó là không ai dám ngủ, cả nhà phải quây quần lại với nhau đề phòng quái vật nên mới có tục thức đêm lúc giao thừa.

Thế nhưng, một đêm trừ tịch nọ khi dân làng chuẩn bị rủ nhau đi trốn thì một ông lão ăn xin râu tóc bạc phơ, tay bị tay gậy từ đâu xuất hiện.

Ai cũng sợ sệt, vội vàng chạy trốn nên chẳng có ai để ý đến ông lão ăn xin trừ một người phụ nữ tốt bụng. Người phụ nữ này cho ông lão ăn rồi còn bảo ông cùng lên núi trốn quái vật Nian.

Nghe vậy, ông lão ăn xin chỉ cười và nói: “Thưa bà, nếu bà để tôi ngủ lại nhà bà đêm nay, tôi hứa sẽ diệt trừ con quái vật Nian đó giúp bà”.

Bà này hết sức ngạc nhiên, nhìn ông lão từ đầu đến chân. "Rõ ràng, ông lão này cũng là người trần mắt thịt, lấy đâu ra cái nhuệ khí đó?", bà thầm nghĩ và tiếp tục thuyết phục ông cụ đi theo nhưng ông chỉ cười mà không trả lời.

Không còn cách nào khác, người phụ nữ đành chạy đi để ông lão ở lại một mình trong căn nhà.

Đêm đến, Nian hùng hổ chạy vào làng nhưng nó ngay lập tức nhận thấy có điều gì đó rất khác lạ. Con quái vật nhìn quanh và phát hiện ra tờ giấy đỏ dán trên cửa nhà người phụ nữ kia. Trong nhà thắp nến sáng bừng.


Cứ mỗi dịp tết đến, người dân Trung Quốc lại mua câu đối đỏ về dán trước cửa.

Cứ mỗi dịp tết đến, người dân Trung Quốc lại mua câu đối đỏ về dán trước cửa.

Nian tru lên một tiếng rồi điên loạn lao về phía căn nhà. Vừa bước chân tới cửa, con quái vật bị giật mình bởi tiếng pháo nổ. Ngay lúc đó, cửa đột ngột mở ra, ông lão ăn xin bước ra trong bộ quần áo đỏ và bật ra một tràng cười.

Quái vật Nian sợ quá, mặt cắt không còn giọt máu, vội vã ù té chạy.

Sáng hôm sau, dân làng trở về và vô cùng ngạc nhiên khi thấy mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn chứ không phải cảnh hoang tàn như những năm trước. Lúc này, người phụ nữ kia chợt nhớ lại chuyện ông lão ăn xin tối qua và liền kể lại với dân làng.


Đèn lồng đỏ trang hoàng khắp nơi.

Đèn lồng đỏ trang hoàng khắp nơi.

Dân làng lập tức kéo nhau tới nhà người phụ nữ để xem chuyện gì đã xảy ra. Tại đó, họ thấy hai dải giấy đỏ dán trên cửa, xác pháo và nến vẫn còn đang cháy. Mọi sự đã được hóa giải. Thì ra con quái vật Nian sợ màu đỏ, tiếng pháo nổ và ánh sáng.

Vui sướng vì từ nay đã có cách đối phó với con quái vật gian ác, dân làng tổ chức tiệc tùng linh đình đón chào năm mới và mong chờ vận may sẽ tới. Tất cả đều diện quần áo mới và chúc nhau những câu tốt lành.


Pháo tết cũng là một nét văn hóa đặc trưng của Trung Quốc mỗi dịp xuân về.

Pháo tết cũng là một nét văn hóa đặc trưng của Trung Quốc mỗi dịp xuân về.

Từ đó, cứ tới đêm giao thừa, nhà nào cũng dán câu đối đỏ trước cửa, thắp đèn lồng, đốt pháo và thức để đón năm mới sang. Ngày đầu tiên của năm mới, anh em làng xóm sẽ sang nhà nhau chúc tết cùng với bao lì xì đỏ thắm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại